b, Chất rắn lơ lửng SS
3.2.1 Nguồn phát sinh
Khí thải phát sinh chủ yếu từ các loại nguyên liệu, xác cá cơm, quá trình nung nấu bằng than, củi và từ các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở… Các loại khí thải bao gồm NH3, CO2, NOx, SO2, H2S… Các chất khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt mùi hôi là một vấn đề rất đáng quan tâm tại các cơ sở chế biến phát sinh từ công đoạn phơi nước bổi (là nước cốt từ cá chảy ra ), từ quá trình phân hủy của nước thải chế biến và của xác cá thải ra. Theo ý kiến các hộ dân sống gần các cơ sở chế biến nước mắm gây ô nhiễm thì mùi hôi từ quá trình chế biến cũng như do sự phân hủy nước thải chưa qua xử lý có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gây buồn nôn, chóng mặt.
3.2.2 Tác động đến môi trường
• Lưu huỳnh đioxit (SO2 ), Nitơ oxit (NOx )
SO2, NOx sinh ra từ quá trình nấu xác cá và nước bổi bằng than và củi.SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 micronmét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
SO2 có thể gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen, nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
• Cacbon đioxit (CO2)
Khí CO2 sinh ra từ tất cả các quá trình đốt nhiên liệu. Khí CO2 ở nồng độ thấp không gây nguy hiểm cho người và động vật nhưng ở nồng độ cao sẽ gây nguy hại.Khí CO2 là một trong các khí nhà kính nên việc tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển sẽ gây nên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Đối với thực vật, khí CO2 có ảnh hưởng tốt, tăng cường khả năng quang hợp nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm.
• Amoniac (NH3)
Amoniac (NH3) phát sinh chủ yếu bởi quá trình phân hủy xác cá và các chất hữu cơ trong nước thải.
NH3 có mùi khó chịu và gây viêm đường hô hấp cho người và động vật. Khi tan vào nước gây nhiễm độc cá và hệ vi sinh vật nước. Thực vật bị nhiễm NH3 ở nồng độ cao sẽ bị bệnh đốm lá; giảm tỉ lệ nảy mầm ở hạt giống.
• Hydro Sunfua (H2S)
nước thải sản xuất nước mắm.
Khí sunfua hidro là khí độc hại, không màu sắc nhưng có mùi khó chịu (mùi trứng thối), phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng.
Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan (là chất gây kích ứng đường hô hấp, tác dụng lên thần kinh trung ương dẫn đến co giật và liệt hô hấp, trong các trường hợp nặng có thể gây phù phổi), ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt.
Khí sunfua hidro có thể gây độc hại như sau: ở nồng độ thấp gây nhức đầu, khó chịu; ở nồng độ cao (>150 ppm) gây tổn thương màng nhày của cơ quan hô hấp, viêm phổi; ở nồng độ khoảng 700 ppm đến 900 ppm có thể xuyên màng phổi, xâm nhập mạch máu, dẫn đến tử vong.
Đối với thực vật, H2S làm tổn thương lá cây, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng.