3. 21 Nguồn gốc phát sinh
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
Sau thời gian khảo sát hiện trạng môi trường tại làng nghề nước mắm Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có thể rút ra một số kết luận như sau:
Chất lượng nước thải tại các cơ sở chế biến nước mắm thuộc khu vực khảo sát bị ô nhiễm, vượt ngưỡng nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, độ mặn và các vi sinh vật gây bệnh.
Khí thải bên trong các cơ sở chế biến khá ô nhiễm và môi trường không khí xung quanh có mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, hơn một phần ba các cơ sở sản xuất hầu như chưa quan tâm đến việc phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn mà thải trực tiếp ra sông, kênh, mương...gây mất cảm quan môi trường xung quanh. Các cơ sở thu gom rác thải thì cũng chưa đáp ứng đúng quy trình vệ sinh do thu gom 2 ngày/lần và bằng phương tiện không chuyên dụng.
Vấn đề môi trường trong sản xuất và sinh hoạt chưa được xem trọng.
Kiến nghị
Đối với cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh
Để phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, tỉnh Phú Yên cần có chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn bằng cách đầu tư thêm xe thu gom, xe ép rác và xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện thị nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh ra được xử lý hoàn toàn. Đối với chất thải rắn nguy hại cần phải có những phương pháp xử lý cụ thể cho từng loại.
Chính quyền địa phương cần có biện pháp di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng như các làng nghề thủ công ra xa các khu vực kênh rạch trên địa bàn tỉnh; những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nằm xen trong khu dân cư cần phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN).
Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống giám sát chất lượng môi trường, xây dựng mạng lưới thu thập số liệu và quản lý thông tin môi trường.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư chiều sâu, đầu tư hiệu quả (đầu tư mới toàn phần hoặc chỉ từng phần) với mục tiêu tạo ra sản phẩm đảm bảo đáp ứng được thị trường, bảo vệ môi trường, nhất là các sản phẩm hàng xuất khẩu.
Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công: Cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng trạm xử lý nước thải, khí thải.
Tại những cơ sở sản xuất nên tự có ý thức trong việc phân loại chất thải tại nguồn, điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm được một khoản ngân sách Nhà nước trong xử lý chất thải rắn. Nếu có điều kiện về kinh tế mỗi cơ sở nên trang bị thiết bị xử lý chất thải nguy hại phù hợp với từng loại chất thải.
Các cơ sở sản xuất nên áp dụng quy trình ”sản xuất sạch hơn” (SXSH) vào sản xuất. Vì SXSH sẽ tiết kiệm được chi phí so với biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Bằng cách giảm đến mức tối thiểu chất thải tạo ra từ quy trình sản xuất sẽ giảm được chi phí xử lý và thải bỏ chất thải góp phần bảo vệ môi trường. Việc tăng hiệu quả của quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn về mặt kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn.
[2] Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
https://www.google.com/amp/s/baotainguyenmoitruong.vn/amp/lang-nghe-mac-ket- giua-phat-trien-voi-bao-ve-moi-truong-o-nhiem-vi-sao-chua-dut-313154.html
[3] Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM.
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/lang-nghe-truyen-thong-noi-luu-giu-phat-trien-tinh- hoa-van-hoa-cua-dan-toc-1491868316
[4] Trang thông tin điện tử thị xã Sông Cầu
http://songcau.phuyen.gov.vn/wps/portal/Home/page2/tong-quan/vi-tri-dia-ly
http://songcau.phuyen.gov.vn/wps/portal/Home/page2/tong-quan/dieu-kien-tu-nhien [5]https://vi.m.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BA%A7u_(th%E1%BB %8B_x%C3%A3)
[6] Đỗ Thị Kim Yến, Đồ án tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm Gành Đỏ tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiềm”, 2015.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC A
PHIẾU KHẢO SÁT
PH L C BỤ Ụ