Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính; văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong quản lý công chức từ khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đến đề bạt, bổ nhiệm. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu về quản lý công vụ, công chức nói chung, nhất là với tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc vi phạm quy định về thái độ, trách nhiệm và văn hóa ứng xử của công chức thuộc quyền quản lý. Thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân và các cơ quan thông tin đại chúng vào việc giám sát hoạt động công vụ và quản lý công chức của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tiểu kết
Tóm lại, tại chương ba tác giả đã nghiên cứu nhiệm vụ và một số giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng
như: Nâng cao nhận thức về công tác xây dựng đội ngũ CBCCVC; Đổi mới công tác tuyển dụng CBCCVC; Bố trí, sử dụng và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC theo vị trí việc làm; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; Đổi mới công tác đánh giá CBCCVC; Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đội ngũ CBCCVC là nòng cốt. Nếu họ không có đủ uy tín sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cần đội ngũ CBCCVC hội tụ đủ tài đức. Những người đảm nhận chức trách, quyền hạn ở
mọi cấp mọi ngành từ Trung ương đến cơ sở, đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân mà không có đủ uy tín, mất uy tín trước dân có tác hại to lớn không thể lường hết. Do đó, việc thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp xây dựng đội ngũ CBCCVC như: Vấn đề nâng cao nhận thức, đổi mới toàn diện công tác tuyển dụng CBCCVC; Bố trí sử dụng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng…nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP quy định về vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức, Hà Nội;
2. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL quy
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa X), NXB CTQG, Hà Nội;
4. Dương Xuân Ngọc (2019), Một số vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức, Hội đồng lý luận trung ương;
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.
6. Hoàng Phê chủ biên (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
7. Quốc hội (2010), Luật cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
8. Trung tâm Từ điển học Vietlex (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Các trang web 9. https://ttbc-hcm.gov.vn/tang-them-738-luong-co-so-tungay-1-7-2020- 10729.html 10.https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/lo-trinh-tinh-gianbien-che-566- 19342-article.html 11. http://www.xaydungdang.org.vn/home/dien-dan/2021/14836/mot-so-van- de-ly-thuyet-ve-danh-gia-can-bo.aspx
12.https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cu-7-lao-dong-phai-nuoi 1-cong chuc- vien-chuc-va-nguoi-huong-luong-2018091910520925.htm