Đánh giá của CBQL và GVvề chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa mới cho SV ngành giáo dục mầm non trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang TT (Trang 28 - 30)

- Cuối kỳ: Kỹ thuật đánh cầu bổng thuận tay + bỏ nhỏ.

3.3.4. Đánh giá của CBQL và GVvề chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa mới cho SV ngành giáo dục mầm non trường

môn thể thao ngoại khóa mới cho SV ngành giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 30 người là CBQL, GV về chương trình giảng dạy môn thể thao ngoại khóa mới cho SV ngành giáo dục mầm non của trường.

Tiêu chuẩn 1: Kết quả học tập mong đợi. Tiêu chuẩn 2: Chương trình chi tiết.

Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình. Tiêu chuẩn 4 :Kiểm tra, đánh giá sinh viên.

Tiêu chuẩn 5 :Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Tiêu chuẩn 6: Đảm bảo chất lượng trong quá trình dạy và học.

Kết quả khảo sát 30CBQL, GVvề chất lượng chương trình các môn thể thao thể thao ngoại khóa mới gồm có 6 tiêu chuẩn với 19 tiêu chí đánh giá. Qua kết quả thống kê cho thấy chương trình mới đã được đội ngũ CBQL, GV đánh giá chất lượng cao hơn so với chương trình cũ. Tỷ lệ đánh giá mức độ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” đối với các tiêu chí theo các nhóm tiêu chuẩn là 6.67% đến 93.33% (chương trình cũ tỷ lệ là 3.33% đến 20%), không có lựa chọn ở mức độ “Bình thường”, “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Như vậy chương trình các môn thể thao ngoại khóa mới có chất lượng cao hơn chương trình cũ, đáp ứng với nhu cầu giảng dạy cho SV.

Tiểu kết mục tiêu 3:

Kết quả triển khai thực nghiệm chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa cho thấy các chương trình có tính khả thi, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo GDTC cho SV ngành giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang cả về số lượng và chất lượng ở các nội dung cụ thể như sau:

- Sau khi thực nghiệm chương trình tự chọn ngoại khóa các môn Aerobic, Bóng bàn, Cầu Lông, Bóng chuyền với hai học phần tự chọn và nâng cao, nhóm thực nghiệm chương trình có mức tăng trưởng thể lực tốt hơn so với nhóm đối chứng, cụ thể:Đối vớichương trình ở cơ bản, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở 5 nhóm/test: Môn Aerobic: 1 test (Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)); Môn Bóng bàn: 1 test (Nằm ngửa gập bụng 30s (lần); Môn Cầu lông: 1 test (Nằm ngửa gập bụng 30s (lần); Môn Bóng chuyền: 2 test (Bật xa tại chỗ (cm) và Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)) và Đối với chương trình nâng cao, sự khác biệt rõ rệt ở 12 nhóm/test: Môn Aerobic: 1 test (Nằm ngửa gập bụng 30s (lần); Môn Bóng bàn: 1 test (Nằm ngửa gập bụng 30s (lần); Môn Cầu lông: 3 test (Bật xa tại chỗ (cm), Nằm ngửa gập bụng 30s (lần), Chạy 5 phút tùy sức (m); Môn Bóng chuyền: 2 test (Bật xa tại chỗ (cm) và Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)).

- Kết quả xếp loại thể lực theo quyết định 53 của Bộ GD&ĐT cho thấy nhóm thực nghiệm có số lượng sinh viên đạt thành tích ở mức “Tốt”, “Đạt” cao hơn, tỷ lệ ở mức “Không đạt” thấp hơn so với nhóm đối chứng, mặc dù phân loại ban đầu hai nhóm là sấp xỉ như nhau, sự thay đổi ở các nhóm cụ thể:

Kết quả khảo SV về mức độ hài lòng đối với chương trình các môn thể thao ngoại khóa sau thực nghiệm đều được SV đánh giá ở mức độ Hài lòng trở lên (Giá trị TB từ 3.7-4.5).

Kết quả khảo sát của CBQL, GV cho thấy chương trình các môn thể thao ngoại khóa mới xây dựng có chất lượng cao hơn chương trình cũ, đáp ứng vào việc đào tạo GDTC cho SV ngành giáo dục mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trường cao đẳng sư phạm trung ương nha trang TT (Trang 28 - 30)