CÁC LOẠI BỆNH PHẨM, MẪU NGHIỆM THƢỜNG LẤY

Một phần của tài liệu Giáo án thực hành căn bản vi sinh học (Trang 27 - 30)

1. Máu

- Cấy máu tìm vi khuẩn cần lấy lúc bệnh nhân đang sốt, dùng bơm và kim tiêm vô khuẩn, lấy 5-10 ml bơm ngay vào bình môi trường nuôi cấy.

- Để chẩn đoán huyết thanh lây 3-5 ml máu, chiết huyết thanh.

2. Các bệnh phẩm đƣờng hô hấp 2.1. Dịch họng: 2.1. Dịch họng:

- Tốt nhất lấy lúc sáng sớm, bệnh nhân chưa ăn uống gì (hoặc sau khi ăn 2 giờ). Dùng que tăm bông vô khuẩn quệt ở ngã ba mũi, hầu, họng, hai trụ trước amidan, hoặc màng giả trong bệnh bạch hầu, đặt tăm bông vào ống nghiệm vô khuẩn hoặc môi trường bảo quản (nếu vận chuyển xa).

- Dịch họng dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em và nhiễm virus đường hô hấp cả trẻ em và người lớn.

2.2. Dịch tỵ hầu:

Dùng tăm bông cán mềm, đàn hồi đưa qua lỗ mũi vào đến thành sau họng (vùng tỵ hầu) để lấy dịch. Dịch này có giá trị chẩn đoán tốt hơn dịch họng vì ít lẫn tạp khuẩn.

2.3. Đàm:

Lấy lúc sáng sớm, khi bệnh nhân chưa ăn uống,… vỗ nhẹ ngực và lung trước khi lấy. Bệnh nhân khạc vào lọ rộng miệng có nắp, vô khuẩn. Bệnh phẩm không được lẫn nước bọt.

2.4. Dịch màng phổi:

Khi bệnh nhân có tràn dịch màng phổi thì dùng bơm kim tiêm vô khuẩn chọc hút dịch qua khe liên sườn (phối hợp với bác sỹ lâm sàng) cho vào ống nghiệm.

28

2.5. Dịch hút qua sụn nhẫn giáp:

Dùng kim chọc vào sụn nhẫn giáp để hút dịch chẩn đoán trong trường hợp bệnh nhân có thông khí phổi nhân tạo hoặc viêm phổi - phế quản tắc nghẽn mãn tính…

2.6. Dịch hút qua nội khí quản:

Trong trường hợp bệnh nhân có đặt nội khí quản và viêm đường hô hấp.

Lưu ý: Các bệnh phẩm đường hô hấp sau khi lấy phải chuyển đến phòng xét

nghiệm không quá 2 giờ, nếu lâu hơn có thể dùng môi trường Amies để vận chuyển nhưng cũng không quá 24 giờ.

3. Các bệnh phẩm đƣờng tiêu hoá 3.1. Dịch dạ dày: 3.1. Dịch dạ dày:

Lấy lúc sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn, dùng ống thông dạ dày lấy dịch cho vào lọ vô khuẩn.

3.2. Chất nôn:

Lấy 5-10 ml cho vào lọ vô khuẩn đậy kín, gửi ngay đến phòng xét nghiệm.

3.3. Thức ăn:

Lấy chỗ thức ăn nghi ngờ xét nghiệm tìm vi khuẩn hoặc độc tố.

3.4. Phân:

- Phân rắn: dùng que vô khuẩn lấy khoảng 1 đến 2 gam cho vào lọ vô khuẩn (lấy chỗ nghi ngờ).

- Phân lỏng: dùng tăm bông vô khuẩn lấy chỗ có nhầy, máu cho vào ống nghiệm. Có thể dùng tăm bông lấy trực tiếp ở hậu môn, người lớn đưa tăm bông sâu 7cm, trẻ nhỏ khoảng 5cm.

- Nếu phải chuyển đi xa cần phải cho bệnh phẩm vào dung dịch bảo quản (Cary- Blair).

3.5. Mảnh sinh thiết dạ dày tá tràng:

Được lấy qua nội soi, để chẩn đoán vi khuẩn (H.pylori) cần lấy 3 mảnh (2 mảnh ở rìa ổ loét, một mảnh ở hang vị). Bệnh phẩm có thể đặt trong nước muối sinh lý hoặc môi trường vận chuyển riêng biệt, đem đến phòng xét nghiệm trước 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý: Các bệnh phẩm đường tiêu hoá khi vận chuyển xa cần phải cho vào môi

trường bảo quản (Cary-Blair).

4. Bệnh phẩm đƣờng tiết niệu, sinh dục 4.1. Nƣớc tiểu: 4.1. Nƣớc tiểu:

- Dùng thông tiểu vô khuẩn lấy 15-20 ml cho vào lọ vô khuẩn. - Có thể lấy nước tiểu giữa dòng.

29

4.2. Mủ sinh dục:

Lấy lúc sáng sớm, bệnh nhân chưa đi tiểu. Dùng tăm bông hoặc que cấy vô khuẩn để lấy.

Nam: lấy giọt mủ trong miệng sáo.

Nữ: lấy ở cùng đồ âm đạo, 2 tuyến Skene, 2 tuyến Bartholin.

5. Bệnh phẩm từ vết thƣơng, vết bỏng, áp xe, mụn nhọt

- Vết thương, vết bỏng: dùng tăm bông vô khuẩn lấy dịch mủ, cho vào ống nghiệm vô khuẩn gửi đi xét nghiệm.

- Áp xe chưa vỡ: sát khuẩn kỹ ngoài da, dùng bơm tiêm vô khuẩn chọc hút mủ cho vào ống nghiệm.

6. Bệnh phẩm ở tử thi

Cần lấy ngay giờ đầu khi bệnh nhân chết và gửi đi xét nghiệm ngay (đối với các tạng đặc không được để quá 6 giờ) tránh để tạp khuẩn phát triển.

7. Các loại vật phẩm 7.1. Đất: 7.1. Đất:

Lấy theo yêu cầu của xét nghiệm (có thể đất bề mặt hoặc dưới 30 cm, số lượng vài gam đến vài chục gam tuỳ theo mục đích xét nghiệm). Bệnh phẩm đất thường tìm các vi khuẩn có nha bào gây bệnh (than…)

7.2. Nƣớc:

Lấy nhiều mẫu ở các nơi khác nhau cho vào những lọ vô khuẩn, mỗi chỗ lấy ít nhất 100ml. - Nước máy: dùng cồn sát khuẩn miệng vòi, mở vòi cho chảy 1-2 phút rồi hút vào lọ đem đi xét nghiệm.

- Nước bể, thùng: nếu có vòi thì hứng ở vòi như trên. Nếu không có vòi thì dùng chai, lọ lấy nước ở miệng bể, thùng.

- Nước ao hồ: lấy ở 5 vị trí: 4 góc và ở giữa ao, hồ. Dùng chai lọ vô khuẩn ấn sâu cách mặt nước 30cm để lấy.

7.3. Không khí:

Dùng máy hút để lấy.

7.4. Các loại côn khuẩn động vật:

Tuỳ theo yêu cầu xét nghiệm có thể bắt ruồi, muỗi, bọ chét, chuột, ve… Côn khuẩn thường bắt với số lượng 40 – 50 con làm một lô xét nghiệm.

III. PHẦN THỰC TẬP

Sinh viên thực hiện lấy mẫu niêm mạc, tiến hành nhuộm đơn, gram đánh giá mẫu.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

30

2. Kể tên các bệnh phẩm thường lấy làm xét nghiệm vi sinh vật.

3. Thế nào là mẫu nghiệm. Vì sao phải lấy mẫu nghiệm làm xét nghiệm vi sinh vật.

Bài 5

CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN

Mục tiêu:

1. Nắm được quy trình phân lập, định danh vi khuẩn. 2. Nắm được khái niệm và phân loại môi trường nuôi cấy. 3. Trình bày được các phương pháp ria cấy.

Trong chẩn đoán vi khuẩn muốn xác định và định danh một chủng vi khuẩn ở trong một bệnh phẩm, người ta phải tiến hành qua các bước:

- Khảo sát trực tiếp bằng kính hiển vi.

- Phân lập bằng nuôi cấy ở môi trường thích hợp.

- Định danh vi khuẩn đã phân lập căn cứ vào hình thái và tính chất bắt màu ở kính hiển vi, tính chất nuôi cấy của vi khuẩn, hình thái khuẩn lạc, tính chất sinh hóa và tính chất kháng nguyên dựa trên khả năng ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu.

Một phần của tài liệu Giáo án thực hành căn bản vi sinh học (Trang 27 - 30)