LIÊN DOANH (JOINT VENTURE)

Một phần của tài liệu Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia (Trang 38 - 40)

3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI)

3.2. LIÊN DOANH (JOINT VENTURE)

Liên doanh là hình thức thịnh hành nhất của liên minh chiến lược của các MNC. Một khi đã hình thành liên minh chiến lược, các MNC không chỉ thành lập các liên doanh, mà còn kí kết các hiệp định nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm chung, trao đổi công nghệ,… để hỗ trợ nhau phát triển.

3.2.1. Khái niệm

Liên doanh là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai công ty độc lập cùng góp vốn để hình thành nên một đơn vị kinh doanh mới.

 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp liên

doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên

cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.2. Đặc trưng

Cùng góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh (các đối tác) có thể góp vốn bằng tiền mặt, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai, quyền sử dụng mặt đất, mặt biển, phát minh, sáng chế...Các bên cũng có thể đóng góp bằng khả năng, kinh nghiệm quản lý, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá.Giá trị của vốn góp được xác định dựa vào thoả thuận giữa các bên.

Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên phục vụ, xây dựng môi trường hoạt động nội bộ doanh nghiệp liên doanh thích hợp với điều kiện của nước sở tại. Thông thường số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định của các bên đối với các vấn đề của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên.

Cùng phân phối lợi nhuận: Các bên tham gia cùng tiến hành phân phối lợi nhuận thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông sẽ được hưởng lợi tức cổ phần.

Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (do quá trình thiết kế, nghiên cứu khả thi dự án không chu đáo, do biến động về chính trị, kinh tế, do những thay đổi của hệ thống pháp lý, do cạnh tranh

hay do những nhân tố bất ngờ khác) sẽ do các bên tham gia gánh chịu theotỷ lệ phân

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng Page 37

3.2.3. Ưu điểm và nhược điểm

Ví dụ minh họa:

Ưu điểm:

(*) Trong “Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật Bản và Việt

Nam” ký ngày 14/11/2003 về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư có quy định “Nhà

đầu tư Nhật Bản thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm casino, trò chơi điện tử có thưởng) như billard/bida, bowling, ném phi tiêu, cầu trượt, câu cá trong nhà…tại các trung tâm thương mại, khu phức hợp, khu mua sắm cao cấp” (mã ngành 9329) => Công ty liên doanh Yasaka - Saigon – Nhatrang

(Nhật Bản-Việt Nam) theo công văn số 1049/VPCP-QHQT được kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Liên

doanh Ưu điểm Nhược điểm

Nước sở tại

Giải quyết trình trạng thiếu vốn

Đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới

công nghệ

Tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội

cho người lao động học tập ở nước ngoài

Tốn thời gian thương thảo vấn đề liên quan tới dự án đầu tư

Xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý và điều hành doanh nghiệp (Đối tác thường quan tâm tới lợi ích toàn cầu, muốn đưa lãi vào tái đầu tư mở rộng) Công ty đa quốc gia (Nhà đầu tư nước ngoài)

Tận dụng được hệ thống phân phối

sẵn có

Được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài (*)

Tiết kiệm thời gian, chi phí nghiên cứu thị trường, xây dựng các mối quan hệ

Chia sẻ chi phí quản lý, rủi ro đầu tư

Tốn thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn, giải quyết công nhân cũ của đối tác trong nước

Không chủ động được trong quản lý

điều hành doanh nghiệp

Khó giải quyết khác biệt về văn hoá

Tổng kết

Chia sẻ kinh nghiệm từ đối tác địa

phương

Chia sẻ bớt chi phí và rủi ro

Dễ được ủng hộ về mặt chính trị

Không kiểm soát được công nghệ

Không đạt được lợi thế chi phí nhờ quy mô

Khó phối hợp phục vụ cho chiến

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng Page 38

Việc thực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau.

- Liên doanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy New United Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ, ngược lại GMC có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị từ phía đối tác Nhật Bản.

- Liên doanh Suntory-Pepsico ở Việt Nam được áp dụng để vừa tận dụng kinh

nghiệm, công nghệ sản xuất vừa tận dụng được kinh nghiệm bán hàng và quan hệ rộng ở thị trường.

Nhược điểm

Một khi có mâu thuẫn trong quản lí hay không tận dụng được các lợi thế của từng bên, thì các liên doanh sẽ trở thành thảm họa như sự thất bại của liên

doanhWalmart-Cifera ở Mexico những năm 90:

- Hình thức liên doanh đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư 2 bên. Đối với

công ty Cifera, khi tham gia liên doanh, ngoài việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, Cifra còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến của Wal-Mart và ngược lại. Đối với Wal- Mart, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên Cifera thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, được nhà nước Mexico dễ dàng chấp nhận hơn hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài và Cifera là công ty bán lẻ lớn nhất Mexico nên thương hiệu và uy tín của họ đã quen thuộc với thị trường này, họ đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và có được những kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm riêng của Mexico.

- Tuy nhiên, Walmart đã áp đặt rập khuôn hệ thống phân phối đã từng rất thành

công ở thị trường Mỹ vào liên doanh ở thị trường Mexico mà không sử dụng ưu thế kinh nghiệm của Cifera. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đường xá đông đúc, và thiếu tác dụng đòn bẩy với các nhà cung ứng hàng đã gây ra các vấn đề về việc trữ hàng, làm tăng chi phí và giá bán. Trong lúc các phương thức bán lẻ của nó rất hợp với thị trường Mỹ, nhưng lại không hiệu quả ở các nước nơi mà cơ sở hạ tầng khác với thị trường Mỹ, thị hiếu và sở thích khách hàng cũng khác, và các nhà bán lẻ có sẵn ở đó đã chiếm lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)