CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN PHẦN (ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TOÀN PHẦN) (WHOLL Y-

Một phần của tài liệu Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia (Trang 26 - 28)

3. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI)

3.1. CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN PHẦN (ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TOÀN PHẦN) (WHOLL Y-

Khái niệm

Công ty con sở hữu toàn phần (Wholly owned subsidiaries) là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó nhà đầu tư giữ quyền sở hữu hoàn toàn (100%) tài sản ở nước ngoài. Phương thức này giúp tăng cường sự kiểm soát và sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép những nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định độc lập mà không gặp phải sự cản trở hay trì hoãn từ các nhân tố địa phương như trong các hình thức khác. Công ty mẹ nắm 100% quyền sở hữu việc kinh doanh và có quyền kiểm soát quản lý hoàn toàn đối với các hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc trưng

 Sự cam kết nguồn lực tài trợ lớn : Quyết định thiết lập các công ty con/ cơ sở trực thuộc 100% vốn từ công ty mẹ gắn liền với sự cam kết ở mức độ cao nhất ở khía cạnh cung cấp nguồn lực và khả năng hỗ trợ, so với các hình thức đầu tư FDI khác.

 Thiết lập cơ sở đại diện và vận hành ở quốc gia chủ nhà: Thông qua hình thức thiết

lập các công ty con ở quốc gia chủ nhà, các MNCs duy trì cơ sở dại diện và thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà trung gian phân phối, nhà cung cấp, cơ quan quản lí quản lý của nước sở tại, và với các khách hàng.

 Năng lực hiệu quả ở quy mô toàn cầu: Triển khai nhiều công ty con ở các quốc gia

khác nhau, các MNC có thể tăng cường tính hiệu quả của mình ở quy mô toàn cầu bằng cách lựa chọn lĩnh vực hoạt động của công ty (chế tạo, kinh doanh…) phù hợp nhất với các thế mạnh và điều kiện của quốc gia chủ nhà.

 Rủi ro đáng kể và sự không chắc chắn: Hình thức công ty con sở hữu toàn phần đưa

đến mức độ rủi ro cao nhất bởi vì chiến lượng này yêu cầu sự đầu tư đáng kể vào địa phương dưới dạng tài sản cố định và dài hạn. Vì thế MNCs khi này phải đối mặt với các rủi ro quốc gia nước chủ nhà (rủi ro thể chế, rủi ro chính trị) như sự can thiệp của chính phủ hoặc tình trạng lạm phát. Bên cạnh đó, sự linh hoạt của công ty bị giảm đi đáng kể cũng là một nguyên nhân làm tăng rủi ro.

 Chịu tác động mạnh và gắn liền với các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia chủ nhà :

Nhằm duy trì cam kết gắn bó lâu dài ở thị trường nước ngoài, các MNCs phải theo sát với sự đa dạng mạnh mẽ trong các yếu tố văn hóa, xã hội địa phương nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm năng.

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng Page 25

Ưu điểm

Thứ nhất, trong trường hợp lợi thế cạnh trah của công ty được xây dựng dựa trên khả năng kiểm soát đối với năng lực công nghệ, phương thức thiết lập công ty con sở hữu toàn phần thường là lựa chọn chiếm ưu thế bởi vì giúp giảm thiểu rủi ro đánh mất kiểm soát đối với công nghệ, bảo vệ bí mật công nghệ. Hệ quả là phần lớn các MNCs hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như côg nghiệp bán dẫn, máy tính, điện tử có xu hướng ưa thích thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua phương thức công ty con sở hữu toàn phần hơn là phương thức liên doanh hay cấp phép.

Thứ hai, phương thức này cho phép các MNCs kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở nhiều quốc gia khác, từ hoạt động marketing, sản xuất, vận chuyển và phân phối nguồn lực. Sự kiểm soát chặt này là cần thiết khi công ty tham gia vào hợp tác chiến lược toàn cầu, sử dụng lợi nhuận từ công ty con ở quốc gia này nhằm tài trợ cho các cuộc chiến cạnh tranh ở một quốc gia khác.

Thứ ba, một công ty con sở hữu toàn phần có thể là lựa chọn tối ưu trong trường hợp công ty thực hiện chiến lược dựa trên ưu thế về địa điểm hay quy mô kinh tế bắt nguồn từ sản xuất một sản lượng được tiêu chuẩn hóa từ một hay một số lượng hạn chế các nhà máy sản xuất. Khi áp lực về chi phí không ngừng gia tăng, các MNCs buộc phải cấu hình lại chuỗi giá trị của mình trong nỗ lực tối đa hóa giá trị tại mỗi công đoạn. Cụ thể, một công ty con ở quốc gia chủ nhà có thể chuyên môn hóa, sản xuất chỉ một dòng sản phẩm nhất định hoặc một vài bộ phận trong sản phẩm cuối cùng. Sau đó kết hợp các phần và các sản phẩm của các công ty con khác trong hệ thống toàn cầu của MNCs đó.

Thứ tư, hoạt động đầu tư công ty con sở hữu toàn phần có thể thúc đẩy tiến độ thâm nhập của các MNCs nhanh hơn vì chinh phủ các quốc gia thường khuyến khích hình thức này, so với hình thức liên doanh hoặc cấp phép, nhượng quyền thường đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài trước khi thực hiện. Ưu thế này quan trọng bởi vì lợi thế chiếm lĩnh thị trường mục tiêu của các MNCs thâm nhập thị trường là tất đáng kể.

Nhược điểm

 Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là chi phí và rủi ro cao cho các MNCs.

Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ gánh nặng đối với các khoản lỗ tiềm tàng. Nhu cầu vốn và nguồn lực bỏ ra ban đầu là rất lớn. Hơn nữa, bên cạnh rủi ro thị trường như lạm phát hoặc suy thoái công ty ở quốc gia chủ nhầ, công ty có thể đối mặt với các khoản thiệt hại lớn khi xảy ra rủi ro thể chế, rủi ro chính trị như Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các công ty nước ngoài hoạt động trong các ngành chiến lược.

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng Page 26

Một phần của tài liệu Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia (Trang 26 - 28)