GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà thông minh (Trang 34 - 39)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4. GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA MÔ HÌNH

Dựa trên các tiêu chí tự động hóa, tăng độ an toàn, tiết kiệm điện năng, và giá thành vừa phải, tác giả đã thiết kế một mô hình nhà thông minh với các tính năng như sau:

1. Điều khiển mở / đóng cửa bằng mật khẩu

Hình 1. 36. Khóa cửa thông minh

Hệ thống có một bàn phím số, để đăng nhập được vào hệ thống để điều khiển thì người sử dụng cần nhập mật khẩu đã được thiết lập trước qua bàn phím. Sau khi đăng nhập thành công thì người sử dụng có thể sử dụng các nút bấm để đóng hoặc mở cửa. Hệ thống này rất hữu ích cho người sử dụng khi không cần mang chìa khóa theo người, sẽ có nguy cơ bị rơi chìa khóa. Người sử dụng có thể thay đổi mật khẩu theo định kỳ để tăng độ bảo mật.

2. Điều khiển từ xa các thiết bị điện qua điện thoại di động

Hình 1. 37. Điều khiển thiết bị điện qua tin nhắn

Chức năng này cho phép người dùng có thể điều khiển các thiết bị điện bằng tin nhắn điện thoại thay vì phải đến tận nơi ấn công tắc. Chức năng này rất hữu ích cho người sử dụng khi có thể điều khiển bật sẵn điều hòa hoặc bình nóng lạnh để có thể sẵn sàng sử dụng sau khi đi làm về. Để tăng tính bảo mật cho hệ thống thì người sử dụng phải nhắn tin cả mật khẩu kèm theo mã lệnh điều khiển. Mật khẩu có thể được thay đổi theo định kỳ để tăng độ bảo mật.

3. Điều khiển đèn chiếu sáng thông minh

Hình 1. 38. Chiếu sáng thông minh

Hệ thống này bao gồm 2 tính năng- Điều khiển đèn điện trang trí sân vườn, hành lang: các đèn điện này sẽ tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng mà không cần sự can thiệp của con người. Có thể cài đặt cường độ ánh sáng tùy theo người sử dụng.- Điều khiển đèn điện chiếu sáng phòng khách: các đèn điện này sẽ tự động sáng khi trời tối và có người xuất hiện trong vùng cảm ứng, ngược lại khi trời sáng hoặc khi không có người thì đèn sẽ tắt. Tính năng này rất hữu ích cho người sử dụng khi không cần đến tận nơi để ấn công tắc, và giúp tiết kiệm điện trong trường hợp quên tắt công tắc. Có thể cài đặt cường độ ánh sáng tùy theo người sử dụng.

4. Đo và hiển thị nhiệt độ

Hình 1. 39. Đo và hiển thị nhiệt độ

Hệ thống sẽ liên tục đo nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ phòng lên LED ma trận giúp người dùng giám sát được nhiệt độ hiện tại, và xử lý khi có hiện tượng bất thường xảy ra.

5. Báo động cháy tại chỗ và qua điện thoại di động, chữa cháy tự động

Hình 1. 40. Báo cháy và chữa cháy tự động

Khi xuất hiện cháy, hệ thống sẽ báo động tại chỗ bằng cách hú còi, báo động qua số điện thoại di động của chủ nhà, và sẽ tự động phun nước để dập tắt đám cháy. Tính năng này giúp người sử dụng sớm biết được sự xuất hiện đám cháy để có các biện pháp chữa cháy kịp thời cũng như giảm thiểu thiệt hại.

6. Hệ thống an ninh thông minh, báo động trộm tại chỗ và báo động qua điện thoại di động

Hình 1. 41. Hệ thống báo động trộm

Khi trộm đột nhập vào nhà, hệ thống sẽ báo động tại chỗ bằng cách hú còi, nhấp nháy đèn, đồng thời báo động qua điện thoại của chủ nhà, giúp chủ nhà sớm biết được sự xâm nhập trái phép để có biện pháp xử lý kịp thời.

7. Điều khiển quạt thông minh

Với chức năng này, hệ thống sẽ tự động bật quạt khi trời nóng hơn nhiệt độ đặt trước và có người trong vùng cảm ứng. Tính năng này rất hữu ích cho người sử

dụng khi không cần phải đến tận nơi để bật công tắc. Nhiệt độ bật quạt có thể được cài đặt tùy theo người sử dụng.

1.5. KẾT LUẬN

Chương này đã nghiên cứu tổng quan về nhà thông minh, lịch sử phát triển của nhà thông minh trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu các tính năng về ngôi nhà thông minh được thực hiện trong luận văn. Để nghiên cứu và thiết kế tốt hơn, chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về các linh kiện điện tử.

CHƢƠNG 2.

CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà thông minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)