5. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.5.7. Thực nghiệm điều khiển quạt thông minh
Khi cảm biến nhiệt LM35 đo được nhiệt độ trong phòng lớn hơn 27oC, đồng thời cảm biến PIR phát hiện có người, hệ thống sẽ tự động bật quạt. Khi một trong hai điều kiện không thỏa mãn, hệ thống sẽ tự động tắt quạt.
4.6. KẾT LUẬN
Chương này đã trình bày quy trình thiết kế mô hình, thiết kế mạch, lập trình cho vi điều khiển và các kết quả thử nghiệm. Mô hình đã được thiết kế đảm bảo các tính năng đề ra, tất cả các tính năng đều hoạt động tốt, ổn định và dễ dàng sử dụng.
KẾT LUẬN
“Ngôi nhà thông minh” là một đề tài đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu bởi trong một ngôi nhà thì có rất nhiều phương pháp điều khiển để ngôi nhà của chúng ta ngày càng thông minh hơn. Một ngôi nhà thông minh có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính năng mà chủ nhà mong muốn. Luận văn đã đi vào nghiên cứu một ngôi nhà thông minh với 7 tính năng cơ bản thích hợp với hầu hết người sử dụng. Kết quả của luận văn là đã chế tạo thành công mô hình nhà thông minh và các mạch điều khiển.
Mô hình có ưu điểm là hoạt động tốt, ổn định, dễ dàng sử dụng với 7 tính năng:
- Điều khiển mở / đóng cửa bằng mật khẩu
- Điều khiển từ xa các thiết bị điện qua điện thoại di động - Điều khiển đèn chiếu sáng thông minh
- Đo và hiển thị nhiệt độ
- Báo động cháy tại chỗ và qua điện thoại di động, chữa cháy tự động
- Hệ thống an ninh thông minh, báo động trộm tại chỗ và báo động qua điện thoại di động
- Điều khiển quạt thông minh Nhược điểm của mô hình:
- Vẫn sử dụng kết nối có dây nên khi lắp đặt trong nhà thực tế phải đi lại đường dây điện.
- Các tính năng thông minh vẫn còn chưa phong phú.
Hướng phát triển của luận văn: Để nhà thông minh có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế, và tăng thêm tính tiện dụng cho người dùng thì tác giả đề xuất thêm một số hướng phát triển sau
- Nghiên cứu thêm các tính năng thông minh khác để có thể có nhiều lựa chọn cho người dùng.
- Nghiên cứu về việc điều khiển không dây để dễ dàng lắp đặt hơn trong nhà. - Nghiên cứu việc điều khiển và giám sát nhà thông minh qua mạng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Minh Công, “Giáo trình Cảm biến công nghiệp”, NXB Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2004.
[2] Nguyễn Chí Nhân, Giáo trình học AVR, ĐH KHTN.
[3] Ngô Diên Tập, Kỹ thuật vi điều khiển với AVR, NXB KHKT, Hà Nội.
[4] James Sinopoli, “Smart Building Systems for Architects, Owners, and Builders” [5] Hermann Merz, Thomas Hansemann, Christof Hübner, “Building AutomationCommunicationsystems withEIB/KNX, LON and BACnet”, 2009
[6] AVR cho người mới bắt đầu Tác giả: TuxHero – Nhóm phát triển AVR [7] Datasheet atmega16 - @Copyright 2007 Atmel Corporation
Website: [8] http://www.hocavr.com/index.php/vi/hardware/hbridge [9] http://mcu.banlinhkien.vn/ [10] http://www.smarthome.com.vn/ [11] http://vnreview.vn/danh-gia-chi-tiet-nha-thong-minh/- /view_content/content/1449866/do-nha-thong-minh-bkav-smarthome-voi-hang- ngoai-siemens-schneider