Thường xuyên phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng Môn tổ chức hđ cho trẻ làm quen với toán (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN Ở TRƯỜNG

3.8.Thường xuyên phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Thông qua cuốn bé học toán hoặc thực tế trẻ học tại lớp cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của cháu ở lớp và yêu cầu gia đình cùng với nhà trường kết hợp chăm sóc và dạy dỗ trẻ để trẻ khắc sâu kiến thức nhớ bài tốt hơn

VD: Khi học về số lượng có thể trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ đếm những đồ dùng gì có số lượng là 7 hay 1 cái tủ có tất cả bao nhiêu ngăn hay những đồ dùng gì có dạng khối trụ, khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật...

Gia đình cũng là nơi giáo dục con cái, nên cần phối hợp, khuyến khích phụ huynh bày vẽ hay đố trẻ những câu đố để trẻ nhớ và khắc sâu hơn những gì trẻ đã được học ở trên lớp.

C. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:

Trước tiên, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán rất tốt. Tất cả các giáo viên điều cho rằng việc làm này thật sự rất quan trọng. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã nhận thức được các nội dung và nhiệm vụ tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Hầu hết các giáo viên đã nhận thức được các vai trò của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán đối với sự phát triển của trẻ.

Tình hình trẻ hứng thú với hoạt động tương đối nhiều. Hầu hết các nội dung, hình thức và các phương pháp thực hiện việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán đều đã được các giáo viên sử dụng với các mức độ khá cao. Trong đó có hai hình thức được sử dụng nhiều nhất là hình thức tổ chức hoạt động học có chủ đích và hình thức lồng ghép vào các hoạt động khác. Và các phương pháp đã được sử dụng nhiều nhất là phương pháp trực quan như sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp lời nói giải thích và hướng dẫn; dùng hành động mẫu của GV để minh họa và phương pháp dùng lời như thường xuyên sử dụng lời nói để giảng giải, hướng dẫn hay chỉ dẫn dắt gợi ý, động viên khích lệ và phương pháp thực hành như tổ chức cho trẻ trãi nghiệm bài học qua các hoạt động thực hành, luyện tập theo nhóm, cá nhân. Bên cạnh đó, vẫn còn một số các nội dụng và cách thức vẫn chưa được quan tâm, vẫn chưa được áp dụng để giúp trẻ phát triển về vốn từ.

Vốn hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ ít, nghèo nàn và gv chưa có điều kiện tham gia tập huấn sâu về chuyên môn, đặc biệt liên quan đến hoạt động cho trẻ làm quen với toán là hai khó khăn lớn nhất đã làm khó khăn đối với giáo viên khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Từ đó, làm cho hiệu quả của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán chưa đạt được kết quả cao.

Qua đó, tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng Môn tổ chức hđ cho trẻ làm quen với toán (Trang 37 - 40)