Thực trạng về việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng Môn tổ chức hđ cho trẻ làm quen với toán (Trang 26 - 30)

Kết hợp với điều tra, tôi đã được quan sát giáo viên ở trường mầm non Atổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán thông qua tiết học và một số lồng ghép trong các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời và qua các trò chơi. Kết quả

quan sát được: trong kế hoạch tuần, hoạt động cho trẻ làm quen với toán được tổ chức một lần trong một tuần và dự kiến các tiết học về nội dung phù hợp, theo chương trình giáo dục mầm non.

Bảng 2.4 Sử dụng các hình thức trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán

STT Hình thức tổ chức Không thực hiện Ít thực hiện Thường xuyên Rất thường xuyên SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1 Hoạt động học có chủ đích

0 0 0 0 0 0 16 100%

2 Lồng ghép trong các hoạt động khác

0 0 2 12.5% 4 25% 10 62.5%

3 Qua trò chơi 0 0 2 12.5% 5 31.25

%

9 56,25% %

Qua bảng số liệu này, cũng cho thấy 100% giáo viên rất thường xuyên tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán qua hoạt động học có chủ đích, 62.5% giáo viên đã rất thường xuyên lồng ghép trong các hoạt động khác, 56,25 % giáo viên ít thực hiện, ở hình thức tổ chức qua trò chơi, chỉ có 12.5% giáo viên ít tổ chức. Nhìn chúng đa số giáo viên đã rất thường xuyên tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán qua 3 hình thức và không có giáo viên không thực hiện.

Bảng 2.5 Sử dụng những phương pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán

STT Phương pháp tổ chức Không thực hiện Ít thực hiện Thườn g xuyên Rất thường xuyên SL TL (%) SL TL (%) S L TL (%) SL TL (%)

1 Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp lời nói giải thích và hướng dẫn

0 0 0 0 0 0 16 100%

2 Dùng hành động mẫu của GV để minh họa

0 0 0 0 0 0 16 100%

3 Tích hợp âm nhạc, tạo hình làm tăng độ hứng thú 0 0 2 12.5 % 4 25 % 10 62.5 %

Phương pháp dùng lời

4 Thường xuyên sử dụng lời nói để giảng giải, hướng dẫn hay chỉ dẫn dắt gợi ý, động viên khích lệ

0 0 0 0 0 0 16 100%

5 Nhận xét trẻ gắn vào trong quá trình trẻ thực hành chứ không cần phải đợi đến cuối buổi chơi

0 0 5 31.25 % 4 25 % 7 43.75 %

Phương pháp thực hành

6 Tổ chức cho trẻ trãi nghiệm bài học qua các hoạt động thực hành, luyện tập theo nhóm, cá nhân

0 0 0 0 0 0 16 100%

7 Chơi các trò chơi vận dụng

0 0 0 0 2 12.5

%

14 87.5% %

8 Làm giàu biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ bằng những cuộc tham quan, thực tế, trong Thành phố

0 0 16 100

%

0 0 0 0

Qua bảng số liệu về mức độ giáo viên sử dụng các phương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán, 100% các giáo viên sử dụng phương pháp trực quan dưới các hình thức như: sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp

lời nói giải thích và hướng dẫn; dùng hành động mẫu của giáo viên để minh họa, còn ở hình thức tích hợp âm nhạc, tạo hình làm tăng độ hứng thú chỉ có 12.5% giáo viên ít thực hiện.

Còn ở phương pháp dùng lời 100% giáo viên đã dùng như thường xuyên sử dụng lời nói để giảng giải, hướng dẫn hay chỉ dẫn dắt gợi ý, động viên khích lệ. Nhưng chỉ có 31.25% giáo viên ít nhận xét trẻ gắn vào trong quá trình trẻ thực hành chứ không cần phải đợi đến cuối buổi chơi. Việc nhận xét vào trong quá trình chơi sẽ giúp trẻ kịp thời biết được mình đang thực hiện đúng hay sai, để giúp trẻ sửa khi trẻ thực hiện sai và khen trẻ, khuyến khích khi trẻ làm đúng.

Về phương pháp thực hành 100% giáo viên đã thường xuyên tổ chức cho trẻ trải nghiệm bài học qua các hoạt động thực hành, luyện tập theo nhóm, cá nhân; 87.5% rất thường xuyên giáo viên tổ chức chơi các trò chơi vận dụng những kiến thức trẻ học, phương pháp này giúp trẻ nhớ những kiến thức mình đã học một cách hứng thú khi được thỏa mãn nhu cầu được chơi. Giáo viên đã nắm được tâm lí trẻ để vận dụng vào quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán thông qua trò chơi vận động, và 100% giáo viên rất ít thực hiện làm giàu biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ bằng những cuộc tham quan, thực tế, trong Thành phố, điều này cũng cho thấy tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng trường.

Trong quá trình quan sát một tiết học cho trẻ làm quen với toán với nội dung đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo ở lớp nhỡ 1 (5-6 tuổi), ngoài những phương pháp như dùng lời: đàm thoại, trò chuyện, giảng giải; cô đã sử dụng phương pháp trực quan: cho trẻ trực tiếp đo những vật cụ thể như cái bàn, tờ lịch bằng các đơn vị đo khác nhau, rồi cho trẻ lên đo và cô đã dùng phương pháp thực hành trong quá trình tổ chức hoạt động đó là khi cô tổ chức các trò chơi có đến 3 trò chơi, để trẻ củng cố, thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm những gì mình đã học dưới nhiều hình thức khác nhau, chơi theo nhóm, cá nhân, cá lớp. Trong quá trình trẻ thực hành cô bao quát lớp, đến từng trẻ quan sát để kịp thời giúp trẻ. Quá trình tổ chức cô đã tiến hành logic, khoa học, chính xác và sáng tạo bằng các tình huống, bất ngờ đã giúp trẻ hứng thú, nhẹ nhàng khi tiếp thu một kiến thức mới và nhớ lại những gì mình đã

được học và đã lồng ghép được nội dung giáo dục trẻ, trong quá trình tổ chức cô đã sử dụng phút thư giãn để giúp trẻ, tránh căng thẳng. Ở phần nội dung trọng tâm, đầu tiên giáo viên ôn đo độ dài của một đối tượng bằng cách sử dụng trò chơi, cho trẻ chơi trò chơi: xếp đường đi và đo đường đi nào của đội nào dài hơn bằng đơn vị đo là bàn chân, cô cho trẻ chọn đơn vị đo và nói cách đo sau đó cô mới nhẹ nhàng giới nội dung mới và dùng các trò chơi để củng cố cho trẻ rất hấp dẫn đối với trẻ, khiến trẻ hứng thú với hoạt động cho trẻ làm quen với toán với 75 % giáo viên cho rằng trẻ hứng thú với hoạt động, 12.5% trẻ rất hứng thú và 12.5% trẻ bình thường đối với hoạt động làm quen với toán. Giáo viên đã biết biết lồng ghép hoạt động làm quen với toán và các hoạt động khác như trong chơi trò chơi, như cho trẻ đếm kết quả số quả bóng mình đem về được cho đội mình; trong âm nhạc cô cho trẻ hát bài tập đếm, cùng với vận động.

Theo kết quả điều tra qua giáo viên thì có 50% trẻ đã thường xuyên sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và chỉ có 25% số trẻ chưa vận dụng kiến thức mình đã được học. Nhìn chung thì nhiều trẻ đã biết để ý sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng Môn tổ chức hđ cho trẻ làm quen với toán (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w