Địa điểm thực hiện mô hình (Lý do chọn Trường Cao đẳng nghề Việt Úc)

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ THUỘC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 25 - 28)

III. THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO TẠI ĐÀ NẴNG

1. Địa điểm thực hiện mô hình (Lý do chọn Trường Cao đẳng nghề Việt Úc)

Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc tiền thân là Trường Trung nghề Việt - Úc

được thành lập vào tháng 7 năm 2007 và được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc theo Quyết định số 216/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sự ra đời của Nhà trường xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân lực của địa

phương nhất là nhân lực thuộc ngành du lịch, cũng như dựa trên các chính sách xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Do vậy, các nghề thuộc ngành du lịch mà Nhà trường đang đào tạo là các nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng, giúp giảm thiểu áp lực về nhân lực cho các nhà đầu tư

trong dịch vụ du lịch và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn là trường đào tạo du lịch có nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực (nghề Kỹ thuật chế biến món ăn cấp khu vực Asean, nghề Quản trị khách sạn cấp quốc gia).

Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc là trường tư thục đầu tiên tại thành phố Đà

Nẵng có định hướng đào tạo tiến bộ: “Gắn việc đào tạo với trách nhiệm xã hội và

môi trường”, nghĩa là nhà trường không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà

ưu tiên vào chất lượng đào tạo và giải quyết việc việc làm sau tốt nghiệp. Áp dụng “Mô hình đào tạo thực nghiệm” tức giúp học viên có kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc trực tiếp thực hành, thực tập từ các doanh nghiệp. Điều kiện thực tiễn đó là các trang thiết bị được trang bị giống như tại các khách sạn - khu nghỉ

26 mát; giảng viên là các chuyên gia, nhà quản lý đến từ thực tế; thực tập tại các khách sạn - Khu nghỉ mát, là nơi vừa kiểm tra chất lượng sản phẩm, vừa tiếp nhận, giải quyết việc làm (công nhận chất lượng đào tạo).

Chủ đầu tư nhà trường là người đi lên từ doanh nghiệp nên có mối liên kết với các doanh nghiệp hết sức chặt chẽ, điều đó là lợi thế cho Trường trong giải quyết việc làm (đầu ra cho sinh viên), trao đổi góp ý xây dựng chương trình và giáo trình cũng như kịp thời cập nhật các thông tin mới vào giảng dạy. Qua đó,

học viên không chỉđược trang bị các kiến thức, kỹ năng thực tế mà dễ dàng tiếp cận công việc sau tốt nghiệp. Điều này thể hiện được chương trình đào tạo của

Nhà trường đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bằng các hợp đồng liên kết đào

tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; và thông qua kết quả điều tra lần theo dấu vét của sinh viên sau tốt nghiệp với tỷ lệ hơn 95% sinh viên có việc làm, thậm chí có những sinh viên còn giữ các vị trí then chót tại các khách sạn, khu nghỉdưỡng.

Với hơn 1.000 sinh viên và gần 80 giáo viên, chúng tôi hoàn toàn tin vào sự

thành công của mô hình. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến trong phần này là

chúng tôi đào tạo lĩnh vực khách sạn du lịch với số lượng học sinh, giáo viên cho thấy sinh viên nữ chiếm một số lớn (58% là sinh viên nữ và 42% là sinh

viên nam) trong đó số lượng hộ gia đình nghèo chiếm 5%. Để đảm bảo chất

lượng đào tạo nên mức học phí của Nhà trường thu cao hơn so với các trường khác, dẫn đến đối tượng nghèo và phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương khó tiếp cận được chương trình học nghề. Vì vậy, sự hỗ trợ của Dự án là điều kiện cần để các đối tượng nghèo và phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương tiếp cận được các

khóa đào tạo để họ có thể tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định.

Đáp ứng được điều này, Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc đã xây dựng chiến lược phát triển đến 2018 sẽ phát triển theo 3 hướng:

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực chất

lượng ngày càng cao tại các khu nghỉ mát chuẩn 4,5 sao và tham gia thị trường

lao động quốc tế;

Thứ hai, Xây dựng, triển khai giảng dạy chương trình đào tạo theo chuẩn Asian và quốc tế;

Thứ ba, Quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm đến công tác việc làm và

hưởng lợi của sinh viên thông qua dịch vụ giám sát trong đào tạo, thực tập; giải quyết việc làm trong quá trình học và sau tốt nghiệp, đồng thời đầu tư các dịch

27 vụ lưu trú, căn tin, thư viện và các phần mềm ứng dụng, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng học viên yếu kém ngoại ngữ và tin học.

Hơn nữa, Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc có nhiều lợi thế hơn so với các

trường cao đẳng nghề khác:

- Hầu hết các giảng viên tham gia giảng dạy đến từcác trường đại học, cao

đẳng có thâm niên và kinh nghiệm cao trong nghề, nhà trường còn quy tụ một

đội ngũ giảng viên vốn là các nhà tư vấn, các chuyên gia quản lý khách sạn, khu nghỉ mát chung quanh thành phố Đà Nẵng, Hội An và Huế như Palm Garden, Victoria, Century, InterContinental, Olalani, Vinpearl ...

- Cơ sở vật chất hiện đại và định hướng đào tạo mang tính cách tân thực tiễn nên cơ sở vật chất của Nhà trường được đầu tư theo tiêu chuẩn của khách sạn 4 - 5 sao hoặc khu nghỉ mát, nhằm giúp cho học viên không những làm quen với môi trường làm việc thực tế ngay từ buổi đầu mà còn xây dựng được niềm tin và lòng đam mê trong quá trình học tập. Hiện tại trường có 03 cơ sở đào tạo (trụ sở chính: K476/8 Điện Biên Phủ, cơ sở 1: 41 Đỗ Quang, cơ sở 2: Lô 45 - 48

Trường Sa).

- Chương trình đào tạo của nhà trường luôn được cập nhật thường xuyên theo chuẩn quốc tế và được kiểm tra bởi sự phản hồi từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.

- Với quan niệm sản phẩm đào tạo sẽ là những nhân tố tích cực, có đủnăng

lực nâng cao hiệu quả công việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ du lịch nói chung, VAVC luôn coi trọng kỹ năng xử lý nghiệp vụ

thích ứng với thực tiễn của người học. Do vậy, tỉ lệ thực hành luôn chiếm 75 -

85% chương trình học, trong đó khoảng 25 - 35% là phần thực hành tại lớp và

hơn 50% là phần thực tập tại các khách sạn hay khu nghỉ mát. Cấu trúc khung

đào tạo này cho phép rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giữa kiến thức trường học và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Quản trị chất lượng là một quá trình quản lý xuyên suốt, bao gồm: coi trọng chuẩn đầu vào, quản lý đào tạo một cách chất lượng và giải quyết việc làm sau tốt nghiệp. Trong đó khâu giải quyết việc làm được xem là khâu đột phá tạo nên sự khác biệt của Nhà trường so với các trường khác.

Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc là nơi phù hợp để đào tạo nhóm phụ nữ

dễ bị tổn thương bởi hiện nay Nhà trường đang đào tạo 10 ngành nghề trong đó

28 tổn thương như nghề Nghiệp vụ buồng (nghiệp vụ lưu trú), nghề Nghiệp vụ nhà hàng hoặc nghề Kỹ thuật chế biến món ăn.

Do thời gian đào tạo nghề Kỹ thuật chế biến món ăn kéo dài và chi phí đào

tạo nghề này khá cao nên trong mô hình đào tạo thí điểm cho nhóm dễ bị tổn

thương này, đề xuất đào tạo nghề Nghiệp vụ buồng (nghiệp vụ lưu trú), nghề

Nghiệp vụ nhà hàng đầu tiên.

Với những điểm mạnh trên của Nhà trường, việc lựa chọn Trường Cao

đẳng nghề Việt - Úc để tổ chức đào tạo thí điểm cho đối tượng thuộc nhóm dễ bị

tổn thương là hoàn toàn phù hợp.

2. Học viên

Như xác định ở trên, học viên tham gia học tập theo mô hình thí điểm này là phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, do quy mô tổ chức lớp và nghề đào tạo, trong mô hình

thí điểm ởĐà Nẵng chỉ tập trung vào 03 đối tượng với cơ cấu dự kiến như sau:

- 80% học viên là phụ nữ nghèo (chưa qua đào tạo, không có việc làm ổn

định).

- 10% là phụ nữ nông thôn, vùng kinh tế khó khăn.

- 10% là phụ nữ khuyết tật, sau cai nghiện và các đối tượng khác.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ THUỘC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)