III. THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO TẠI ĐÀ NẴNG
6. Giám sát và đánh giá mô hình
6.1. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát, đánh giá
Giám sát, đánh giá thực hiện trên cơ sở các yêu cầu sau:
- Hữu ích: các phát hiện từ hoạt động giám sát và đánh giá phải phù hợp, hữu ích và được trình bày rõ ràng để trợ giúp việc ra quyết định.
- Công bằng và độc lập: Tính công bằng góp phần làm tăng độ tin cậy của việc giám sát và đánh giá để tránh những sai lệch trong các phát hiện, kết quả, phân tích và kết luận. Sự độc lập đảm bảo tính hợp pháp của công tác giám sát
37 - Tin cậy: Độ tin cậy của kết quả giám sát và đánh giá phụ thuộc vào khả năng chuyên môn và sự độc lập của người thực hiện và mức độ minh bạch của quy trình giám sát, đánh giá.
- Thiết kế chuyên nghiệp: Hoạt động giám sát và đánh giá phải được thiết kế và lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp dựa trên các điều khoản cụ thể.
- Hiệu quả chi phí: Chi phí để có được các kết quả từ công tác giám sát và
đánh giá phải thấp hơn lợi ích mang lại qua việc sử dụng kết quả này.
- Sử dụng kết quả: Cần khai thác tối đa những kết quả thu được từ giám sát
và đánh giá để hỗ trợ cho việc quản lý dựa trên kết quả. Những bài học kinh nghiệm giúp cải tiến việc thực hiện đề án trong những giai đoạn tiếp theo.
6.2. Chỉtiêu giám sát, đánh giá mô hình
Việc giám sát, đánh giá được thể hiện thông qua bộ công cụ giám sát với một số chỉtiêu giám sát, đánh giá mô hình cụ thể sau:
Tên chỉ
tiêu Hướng dẫn chỉ tiêu
Thời điểm, phương pháp thu thập I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tổng số lớp dạy nghề đã tổ chức Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê cuối khóa học
2. Tổng số học viên thuộc nhóm dễ bị tổn thương được học nghề, cụ thể:
+ Phụ nữ nghèo;
+ Phụ nữlà người khuyết tật;
+ Phụ nữ mới cai nghiện và các đối tượng phụ nữ khác. 3. Tỷ lệ học viên được học nghề trong khóa
= [
Số lao động được học nghề
] Tổng số người có nhu cầu học nghề
(theo lượng hồ sơ đăng ký học nghề) 4. Tỷ lệ học viên tham gia khóa học
5. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp
6. Kết quả cụ thể của các học viên
7. Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình
38 Tên chỉ
tiêu Hướng dẫn chỉ tiêu
Thời điểm, phương pháp
thu thập 8. Số nội dung mà chương trình đã được hoàn thiện để
phù hợp với đối tượng người học thuộc nhóm dễ bị tổn
thương
9. Tổng số thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp
10. Sốgiáo viên/người dạy nghề tham gia hoạt động dạy nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, chia theo:
- Các lớp;
- Môn học, mô đun đào tạo.
11. Số cán bộ tham gia quản lý lớp học.
12. Kinh phí đã sử dụng phân theo nội dung chi, cụ thể: - Chi phí khai giảng, bế giảng các lớp dạy nghề;
- Chi phí nguyên vật liệu/trang thiết bị cần thiết để dạy nghề
- Chi thù lao cho giáo viên, cán bộ quản lý lớp - Chi chuẩn bịđề kiểm tra, thi, coi thi, chấm thi, cấp chứng chỉ nghề
- Chi DSA, hỗ trợ đi lại cho người học.
13. Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký kết hợp đồng 3 bên, phân theo:
- Loại hình doanh nghiệp.
- Ngành nghề sản xuất - kinh doanh.
- Hình thức hỗ trợ (tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm, hỗ
trợ khác…) II.
HIỆU QUẢ
HOẠT
1. Số học viên làm đúng nghề sau khi đào tạo (có việc
làm đúng nghề) sau khi tốt nghiệp - Số người tự tạo việc làm.
- Số người được doanh nghiệp tuyển dụng.
Theo báo cáo và kết quả kiểm tra, giám sát
39 Tên chỉ
tiêu Hướng dẫn chỉ tiêu
Thời điểm, phương pháp thu thập ĐỘNG DẠY NGHỀ
2. Tỷ lệ lao động làm đúng với nghề được đào tạo:
Tỷ lệ = [
Số lao động sau khi học nghề làm
đúng với nghề được đào tạo ]
Số lao động đã tham gia học nghề
6 tháng
3. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 6 tháng tốt nghiệp.
4. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá(*) (thống kê sau 6 tháng tốt nghiệp).
(*) Hộ khá: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức tiêu chí về thu nhập (Tiêu chí số 10) theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
6.3. Hình thức giám sát, đánh giá
Việc giám sát hoạt động dạy nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương được thực hiện thường xuyên kể từ giai đoạn chuẩn bị, sàng lọc, lựa chọn đối
tượng tham gia, xây dựng chương trình, triển khai đào tạo và việc thực hiện các thỏa thuận, cam kết của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận lao động và tiêu thụ
sản phẩm cho phụ nữ sau đào tạo.
Hoạt động giám sát sẽ được thực hiện thông qua: - Tổ chức đoàn đi kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề.
- Các báo cáo, thông báo thường xuyên của cơ sở dạy nghề bằng văn bản, trực tiếp hoặc qua e-mail, điện thoại.
6.4. Nội dung đánh giá
6.4.1. Đánh giá quá trình đào tạo
Tổng kết khóa học để phân loại trình độ nhận thức về kiến thức, kỹ năng
nghề của từng học viên nhằm có những định hướng để giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp.
Làm phiếu điều tra lần theo dấu vết học viên sau tốt nghiệp nhằm đánh giá được tỷ lệ có việc làm.
40 Thông qua ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời về chương trình đào tạo cho phù hợp.
6.4.2. Đánh giá mô hình
Việc đánh giá mức độ thành công của mô hình được thực hiện thông qua
báo cáo đánh giá của cơ sở dạy nghề, chuyên gia tư vấn độc lập, trong đó thể
hiện các nội dung đánh giá (mặt được, chưa được, nguyên nhân) của các nhóm vấn đề sau:
Đánh giá kết quả việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở đào tạo nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; mạng lưới cơ sở dạy nghề cho
người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; bố trí cán bộ tham gia hoạt động tại cơ sở
dạy nghề,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; biên chế giáo viên cơ hữu tham gia hoạt động dạy nghềcho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Đánh giá kết quả thực hiện cụ thể của các đối tác tham gia vào hoạt động dạy nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương;
Đánh giá về công tác phối hợp chuẩn bị và phối hợp tổ chức hoạt động dạy nghề cho lao động thuộc nhóm dễ bị tổn thương;
Đánh giá kết quả, hiệu quả dạy nghềcho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; Đánh giá khảnăng xin việc làm của học viên;
Đánh giá khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc thông qua các buổi giám sát tại doanh nghiệp.
6.5. Báo cáo kết quả
1. Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc tiến hành đánh giá đầu vào của học viên 02 lớp thí điểm.
2. Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc tiến hành đánh giá học viên sau khi hoàn thành khóa học.
3. Trường Cao đẳng nghề Việt - Úc xây dựng báo cáo sau khi khóa học kết thúc với một số nội dung:
- Báo cáo đánh giá đầu vào học học viên.
- Báo cáo theo các chỉtiêu giám sát, đánh giá mô hình.
- Đánh giá tổng thể khóa học, nêu những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế.
41 - Đề xuất với Sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng, với cơ sở giáo dục nghề
nghiệp khác, với Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
42
Phụ lục
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006.
2. Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
3. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thểthao, môi trường.
4. Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
5. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đềán đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
6. Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015”. 7. Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”.
8. Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020”.
9. Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
10. Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào
đào tạo nghề vài giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
11. Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
43 12. Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
13. Quyết định số 8494/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng phê duyệt quy hoạch phát triển đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020.
14. Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND TP. Đà
Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập thuộc Thành phố Đà Nẵng quản lý.
15. Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND TP. Đà
Nẵng ban hành Đề án “giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015”.
16. Quyết định số 10632/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND TP. Đà
Nẵng phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hộ đặc biệt nghèo trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2013 – 2017”.
17. Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của UBND TP. Đà
Nẵng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
18. Quyết định số 10352/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND TP. Đà
Nẵng phê duyệt Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2011 - 2015.
19. Các thông tư, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghềquy định các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề.