Nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ THUỘC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 40)

III. THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO TẠI ĐÀ NẴNG

6. Giám sát và đánh giá mô hình

6.4. Nội dung đánh giá

6.4.1. Đánh giá quá trình đào tạo

Tổng kết khóa học để phân loại trình độ nhận thức về kiến thức, kỹ năng

nghề của từng học viên nhằm có những định hướng để giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp.

Làm phiếu điều tra lần theo dấu vết học viên sau tốt nghiệp nhằm đánh giá được tỷ lệ có việc làm.

40 Thông qua ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời về chương trình đào tạo cho phù hợp.

6.4.2. Đánh giá mô hình

Việc đánh giá mức độ thành công của mô hình được thực hiện thông qua

báo cáo đánh giá của cơ sở dạy nghề, chuyên gia tư vấn độc lập, trong đó thể

hiện các nội dung đánh giá (mặt được, chưa được, nguyên nhân) của các nhóm vấn đề sau:

Đánh giá kết quả việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở đào tạo nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; mạng lưới cơ sở dạy nghề cho

người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; bố trí cán bộ tham gia hoạt động tại cơ sở

dạy nghề,

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; biên chế giáo viên cơ hữu tham gia hoạt động dạy nghềcho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương.

Đánh giá kết quả thực hiện cụ thể của các đối tác tham gia vào hoạt động dạy nghề cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương;

Đánh giá về công tác phối hợp chuẩn bị và phối hợp tổ chức hoạt động dạy nghề cho lao động thuộc nhóm dễ bị tổn thương;

Đánh giá kết quả, hiệu quả dạy nghềcho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương; Đánh giá khảnăng xin việc làm của học viên;

Đánh giá khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc thông qua các buổi giám sát tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ THUỘC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 40)