doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở những khu vực có mức độ cạnh tranh còn thấp và đang cần vốn như khu vực sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ...
3.1.4 Các ngân hàng thương mại cần nâng cao vai trò công tác cân đốitín dụng tín dụng
Trước tiên là: Đa dạng hoá các loại hình tín dụng như : cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên, cho vay mua cổ phần, cho vay phục vụ chương trình nhà ở, tham gia các dự án kích cầu, cho vay hợp vốn để tăng trưởng tín dụng cân bằng với tăng trưởng huy động vốn.
Sau đó là: Tổ chức tốt công tác điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống các chi nhánh ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn không bị ứ đọng; đồng thời tranh thủ nguồn vốn chi phí rẻ trên thị trường liên ngân hàng để cho vay
Tiếp nữa là: Tăng cường đầu tư vào các hoati đông kinh doanh khác như: Góp vốn, mua cổ phần của các daonh nghiệp; tham gia thị trường tiền tệ do NHNN tổ chức, bao gồm thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thị trường các chứng từ có giá theo pháp luật quy định
Cuối cùng là: Tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính- tiền tệ, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, bất động sản theo quy định của pháp luật quy định nhằm hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng.
Đứng trước thực trạng cạnh tranh bằng lãi suất huy động vốn và cho vay vốn nêu ở chương 2, có những hạn chế tồn tại bên cạnh nhưng tác dụng có lợi như kích thích tăng cầu tín dụng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới...v.v. và do đó, cần có
những giải pháp để khắc phục những mặt tồn tại. Tuy nhiên áp dụng linh hoạt những giải pháp nào và khi nào, nơi nào cụ thể thì phải tuỳ theo đặc điểm, tính chất
hoạt động của từng NHTM. Bên cạnh đó, tất nhiên có những biện pháp khả thi mà bài viết này chưa nêu được, mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm xêm xét.
Nghiên cứu cạnh tranh của các NHTM nhằm phát huy khả năng chủ động cung ứng vốn của ngành Ngân hàng đồng thời đảm bảo lành mạnh hoá phát triển công nghệ ngân hàng. Bài nghiên cứu này xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc cạnh tranh đó được lành mạnh và an toàn.