Nghiệp vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ khách hàng và phí: Người chiến thắng sẽ đương đầu với tình trạng hkông chắc chắn khi cân đối hệ thống

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại ở việt nam 45 (Trang 32 - 36)

chiến thắng sẽ đương đầu với tình trạng hkông chắc chắn khi cân đối hệ thống phân phối điên tử và mức phí để hỗ trợ hệ thống đó trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là quy luật khách quan và động lực thúc đẩy sự phát triển. Song, để đảm bảo phát triển ổn định nền kinh tế đòi hỏi phải có sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc quan tâm và điều chỉnh mức độ cạnh tránh trong hoạt động ngân hàng nói chung và cạnhn tranh trong lĩnh vực tín dụng nói riêng ở giới hạn an toàn là rất cần thiết.

Từ suy nghĩ đó, em đã đi nghiên cứu vấn đề cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vốn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại với mong muốn

đóng góp một phần nho nhỏ vào công tác nghiên cứu khoa học ngân hàng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Kết luận

Cạnh tranh là quy luật đặc thù của nền kinh tế thị trường. Trong ngân hàng thì lãi suất huy động vốn và cho vay là công cụ để cạnh tranh với mục đích là huy đông được nhiều vốn với chi phí rẻ nhất và ngược lại là cho vay cũng được nhiều nhất nhưng với doanh thu phù hợp nhằm đem lại lợi nhuận cực đại. Bên cạnh đó nó còn đem lại những mặt tích cực hoặc có thể có cả tiêu cực đối với xã hội. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định sự tồn tại của nó là tất yếu, là cần thiết khách quan, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường đối với hoạt động ngân hàng.

Vậy ở Việt nam với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vấn đề cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại có chuyển biến như vậy hay không? và hiện tại mới là câu hỏi lớn? Ta thấy, hiện nay, nhu cầu vốn tín dụng đối với ngân hàng tăng lên, do vậy các ngân hàng thương mại cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất huy động vốn lên bằng nhiều cách khác nhau, đồng thời cho vay được nhiều hơn và chính trong hoạt động cho vay cũng chứa đựng những yếu tố cạnh tranh. Tuy rằng mặt bằng chung lãi suất cho vay có tăng hơn nhưng việc giảm bớt lãi suất cho vay đến mưc tối thiểu có thể cho phép vẫn là biện pháp cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại với nhau. Từ trong thực trạng đó nó đã nói lên được những mặt tích cực của hoạt động này đồng thời đi kèm với nó là những mặt tồn tại và hạn chế. Đứng trước vấn đề đó chúng ta đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục kết hợp với những kiến nghị với mục đích lành mạnh và an toàn (tạo ra sân chơi bình đẳng với trò chơi “trí tuệ” ).

Một dấu hiệu đáng mừng đó là 2/8/2000 NHNN đã chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang điều hành theo lãi suất cơ bản và ngày 7/7/2000 Bảo hiểm tiền gửi bắt đầu được thực hiện.

Sau khi đã nghiên cứu song đề tài em xin được bày tỏ sự tán đồng với những giải pháp và kiến nghị trên, đồng thời đưa ra kiến nghị duy nhất cho việc thực hiện giải pháp và kiến nghị trên. Đó là khi đã có giải pháp, có hướng đi thì cần phải thực hiện, cho dù có chưa chuẩn thì cũng còn rút ra được bài học cho bước đi vững chắc, tránh tình trạng lý thuyết suông.

Hướng nghiên cứu mới: Khi cạnh tranh lãi suất không còn là công cụ chủ yếu, tức khi này thị trường tiền tệ phát triển đòi hỏi các ngân hàng và TCTD phải thực sự cạnh tranh trên thi trường ở trình độ dịch vụ bằng cách đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình độ , thái độ phục vụ khách hàng hơn là sử dụng công cụ cạnh tranh lãi suất. Đây là hướng nghiên cứu mới cho hiện tại và tương lai trong hoạt động ngân hàng ở việt nam.

Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh lãi suất trong hoạt động ngân hàng ở việt nam hiện nay, vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Cho nên nó vẫn là một đề tài mở cho sự nghiên cứu sâu hơn, nhất là lúc này ngân hàng trung ương mới chuyển sang điều hành theo cơ chế lãi suất cơ bản và bảo hiểm tiền gửi cũng mới thực hiện.

Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Annual report - State of Viet Nam 1993-2000).

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 1998. 4. Luật các tổ chức tín dụng – NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 1998.

5. Ngân Hàng Thương mại của Edwarrd W.Rsed, R.D và Edwarrd K.Glll, Ph.D NXB TPHCM 1999.

6. Tài liệu giảng dạy môn Lý thuyết tài chính tiền tệ (hệ ĐHCĐ) của bộ môn tiền tệ, khoa Tài chính và thị trường tiền tệ Học viện ngân hàng.

10. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Frederis-Minshkin NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 1996.

11. Tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Lê Vinh Danh. 12. Tạp chí Ngân Hàng

Năm 2001 số 1.

Năm 2000 số 4,6,8,9,10,12, số chuyên đề 1+2. Năm 1999 số 10,16,18.

Năm 1999 số 7,14,16,22,23. 13. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ

Năm 2001 số1. Năm 200 số1+2,19. Năm 1999 số1,5,13. Năm 1998 số 8,11.

14. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 4/2000. 15. Thời báo kinh tế.

Năm 2000 số 117.

Năm 1999 số 22,45,71,73.

Năm 1998 số 7,18,23,31,98,102.

16. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế: số 10/2000 và 1/2001. 17. Tạp chí Phát triển kinh tế: số 10/2000.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại ở việt nam 45 (Trang 32 - 36)

w