Năng lực tự học 82%
Năng lực hợp tác 65%
Năng lực xử lý giải quyết vấn đề 56%
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 62%
3 Năng lực nào giúp bạn học tập môn giáo dục công dân tốtnhất. nhất.
Năng lực tự học 95%
Năng lực hợp tác 35%
Năng lực xử lý giải quyết vấn đề 60%
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 40% Như vậy, việc phát triển năng lực của học sinh đã có tác dụng lớn trong việc nâng cao nhận thức bài học cho học sinh. Tôi tâm đắc với sáng kiến kinh nghiệm này và đã áp dụng thành công ở các khối 11.
2.5. Kết quả đạt được
Đối với mỗi giáo viên việc dạy học để việc phát triển năng lực của học sinh luôn có sự uyển chuyển lựa chọn bởi với mỗi năng lực cần có những bài học phù hợp, các phương pháp dạy phù hợp để nâng cao năng lực. Đồng thời có thể nói để hiểu một bài học thì cần tổng hợp được tất cả các năng lực của học sinh. Cho nên bản thân tôi cũng như đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân luôn xác định không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một năng lực nào, mà điều quan trọng là cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp tốt các năng lực của học sinh để học sinh hiểu bài tốt nhất. Vì vậy, trên đây là 4 năng lực mà tôi và các giáo viên tại các trường THPT Thanh Hoa đã lựa chọn phát triển nhiều nhất trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường PTTH Thanh Hoa trong
những năm qua đã có hiệu quả thiết thực, chất lượng học tập của học sinh đối với bộ môn đạt kết quả cao hơn. Đa số học sinh thấy hứng thú với việc phát triển năng lực do đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, có tính ứng dụng bài học cao hơn. Lớp học sôi nổi, học sinh sử dụng năng lực của bản thân để tìm tòi các kiến thức mới và khó có liên quan đến nội dung bài học.
Kết quả chất lượng bộ môn đạt được như sau:
Bảng 2.2: Kết quả học tập năm 2017-2018
Khối lớp
TSH S
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu
HS % HS % HS % HS % Khối 11 245 140 57,14 94 38,37 11 4,49 Bảng 2.3: Kết quả học tập năm 2018-2019 Khối lớp TSH S
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu
HS % HS % HS % HS %
Khối 11
250 150 60 105 42 9 3,6
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với đề tài “Phát triển năng lực cho hoc sinh, thông qua việc Dạy - Học bộ môn GDCD - lớp 11” là một đề tài khó. Nếu hoàn thành được nhiệm vụ này, chất lượng của học sinh sẽ được nâng cao, tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội.
- Từ góc độ của đề tài này, giáo viên tạo cho đội ngũ học sinh khả năng đánh giá chung về quá trình học tập; khả năng tiếp cận tình huống, rồi gắn liền với thực tiễn; khả năng huy động kiến thức; khả năng giải quyết các vấn đề. Thông qua các bài kiểm tra vận dụng kiến thức của học sinh, buộc học sinh phải phát huy năng lực trí tuệ của mình để giải quyết các tình huống. Cao hơn nữa là việc đánh giá học sinh qua những câu hỏi thắc mắc. Từ đó có thể đánh giá bằng khả năng tư duy khoa học của từng loại học sinh. Bởi đặt được vấn đề để thắc mắc, học sinh có nguyện vọng nhờ cô giáo giải đáp, như vậy buộc học trò đó phải thẩm thấu nội dung bài học qua năng lực tư duy của mình.
- Về năng lực vận dụng kiến thức. Học sinh phải hiểu được năng lưc vận dụng kiến thứ, sau khi nghe giảng và đọc được ở sách vở. Nắm được các giải pháp phát hiện năng lực vận dụng kiến thức vào cơ sở tiễn. Từ đó thể hiện bằng cách vận dụng tri thức áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Nhưng trên thực tế, năng lực ấy học sinh không thể tự thân vận động để lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn được, lại càng không thể tự vận động để vươn tới đỉnh cao khoa học, nếu thiếu đi sự dẫn dắt của đội ngũ thầy cô giáo. Bất luận hoàn cảnh nào việc nâng cao năng lực cho học sinh, cũng phải thông qua một quá trình thao tác tư duy của người dạy. Trên cơ sở đó cái năng lực chuyên biệt được phát triển trong cái dung môi của năng lực chung. Muốn vậy khả năng tiếp cận tình huống phải gắn liền với thực tiễn.
- Đó là, một học sinh phải phát huy năng lực tự học, tự đặt vấn đề và tự giải quyết. Muốn vậy, với lượng kiến thức trong sách vở thì chưa đủ, mà đòi hỏi học sinh phải manh dạn tư duy sáng tạo, đám đột phá các vấn đề của khoa học để tự mình vươn tới đỉnh cao của khoa học.37
- Bàn về khái niệm năng lực, nó được thể hiện trên thực tế dưới mọi hình thức rất phong phú: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực quản lý, năng lực giải quyết các vấn đề , năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phán đoan, năng lực dự toán... Vậy làm thế nào để tạo ra được một đội ngũ lao động mới có được những năng lực ấy. Đó là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên của chúng ta.
Thông qua đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh, thông qua việc giáo
dục môn GDCD - lớp 11” là một hướng đi tới để giải quyết ván đề tạo ra một đội
ngũ lực lượng lao động mới cho đất nước. Mặc dù gặp khó khăn nhưng với sức phong tỏa của đề tại này, bản thân tôi quyết tâm thực hiện. Có thể tren cơ sở lý luận này nó chưa hoàn thiện, hoàn Mỹ, nhưng với sự nổ lực của bản than, tôi tin rằng hướng giải quyết ván đề của tôi là đúng đắn.
2. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo:
- Cần có chế độ khen thưởng nhất định đối với tất cả các loại sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thưởng lớn.
- Người có những công trình sáng kiến kinh nghiệm mặc dù không được giải nhưng đều có những giá trị nhất định về mặt khoa học. Vì vậy, cấp trên cần có những chính sách, chế độ động viên một cách thỏa đáng theo mức độ của sự cống hiến. Có làm được như vậy mới tạo ra động lực thường xuyên, đồng thời tạo ra nguồn cảm hứng cho giáo viên từng bước hoàn thiện mình trên bước đường làm khoa học.
- Cần có giáo viên giỏi bồi dưỡng thêm năng lực viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên để tạo thành động lực thúc đẩy giáo viên tự hoàn thiện mình.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị các tình huống, các câu chuyện phù hợp với bài học.
- Phô tô, chiếu video, in nguyên văn tình huống, các câu chuyện liên quan đến bài học hoặc tóm tắt lại tình huống, câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu để đưa vào bài học.
- Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau tình huống, câu chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời.
- Chia sẻ những kinh nghiệm sau khi thực hiện các giải pháp và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm cùng thực hiện.
* Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm để nâng cao các năng lực của học sinh
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Đối với BGH nhà trường:
- BGH phải là người luôn đi đầu trong phương pháp dạy học của học sinh, đồng thời cần động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học mới để phát triển các năng lực của học sinh
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm.
- Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới để tăng việc phát triển năng lực của học sinh
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giải pháp này sẽ còn nhiều thiếu sót, chính vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
Vinh, ngày tháng năm