Thực trạng đánh giá của giáo viên và học sinh về chương trình môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho HS thông qua việc dạy GDCD 11 (Trang 28 - 32)

Giáo dục công dân Trung học phổ thông 11

Theo nhận xét của nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD trên địa bàn thì: nội dung, chương trình của môn học GDCD thật sự còn nhiều điểm chưa hợp lý, bất cập.

Nhiều bài học trong sách giáo khoa còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh. Một số kiến thức kinh tế, chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông.

Theo chương trình giáo dục đã quy định, là 35 tiết, khối 11 là 35 tiết. Phân phối chương trình là 1 tiết/1 tuần. Với thời lượng mỗi tiết dạy đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức, tích hợp lồng ghép nhiều vấn đề (phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông, bình đẳng giới, giáo dục sức khỏe vị thành niên, phòng-chống tệ nạn xã hội,...) dẫn đến việc dạy học của giáo viên chỉ mang tính khái quát, "cưỡi ngựa xem hoa". Vì vậy theo tôi giáo viên chỉ nói được bề nổi của vấn đề chứ không để đào sâu hơn nữa cho học sinh những nội dung kiến thức mà học sinh quan tâm.

Chương trình chưa thật sự cô đọng, súc tích, tinh giản. Nội dung bài học thiên về lí thuyết trừu tượng, ít thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

Nội dung chương trình không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên phân phối chương trình GDCD bậc THPT có sự thay đổi rõ rệt: dạy học theo chủ đề, trọng tâm kiến thức được hệ thống hóa thành sơ đồ, những nội dung cần thay đổi giáo viên có thể tự điều chỉnh theo từng đối tượng học sinh, hướng dẫn học sinh chủ yếu vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Theo ý kiến của giáo viên và học sinh, nội dung chương trình môn giáo dục công dân quá tải khối 11

Về phía học sinh, khi được hỏi về: Em thấy môn GDCD có thật sự ý nghĩa hay không? Học sinh có 3 sự lựa chọn: 1- Rất ý nghĩa; 2- Không ý nghĩa; 3- Chưa thấy được ý nghĩa. Kết quả 23,7% học sinh cho rằng chưa thấy được ý nghĩa. (Bảng 2.6)

Bảng 2.6. Ý kiến của học sinh về sự bổ ích của môn GDCD

Nội dung Số lượng

chọn

Tỷ lệ phần trăm

Rất ý nghĩa 91 36,4

Không ý nghĩa 100 40

Chưa thấy được ý nghĩa 59 23,6

Tổng cộng 250 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Bảng 2.7. Ý kiến của học sinh về nội dung kiến thức yêu thích trong chương trình GDCD bậc THPT

Phương pháp giảng dạy

Về phương pháp giảng dạy, hầu hết các Thầy, Cô đã cố gắng vận dụng, đổi mới linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, phát huy sức sáng tạo của học sinh.

Khi được tự đánh giá mức độ (theo 4 mức độ sau đây: 1: Rất ít; 2: Nhiều lần; 3: Thỉnh thoảng; 4: Thường xuyên) với 10 nội dung khảo sát về vận dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn GDCD, chỉ có 29% giáo viên thường xuyên thực hiện. (Bảng 2.8)

Bảng 2.8. Ý kiến của giáo viên về lồng ghép, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học

Câu hỏi Số lượng chọn 1 Tỉ lệ % 2 Tỉ lệ % 3 Tỉ lệ % 4 Tỉ lệ %

1. Thầy ( Cô) có thường lồng ghép giá trị sống, kĩ năng sống vào tiết học không?

1 10 4 40 3 30 2 20

2. Thầy ( Cô) có thường sử dụng đồ dùng dạy học ( tranh vẽ, mô hình,..) trong tiết dạy?

0 0 4 40 4 40 3 30

3. Thầy ( Cô) có thường ứng dụng công nghệ thông tin

trong tiết dạy không?

0 0 4 40 4 40 3 30

4. Thầy ( Cô) có thường tổ chức các dự án học tập không?

5 50 0 0 5 50 0 0

5. Thầy ( Cô) có thường tổ chức cho học sinh thảo luận

nhóm?

0 0 4 40 0 0 6 60

6. Thầy ( Cô) có thường cho học sinh diễn kịch, sắm vai?

0 0 4 40 3 30 3 30

7. Thầy ( Cô) có thường tổ chức trò chơi cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức?

0 0 4 40 3 30 3 30

8. Thầy ( Cô) có sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy?

0 0 2 20 4 40 4 40

9. Thầy ( Cô) có thường dự giờ, góp ý các tiết dạy của đồng nghiêp không?

0 0 4 40 1 10 5 50

10. Thầy ( Cô) có thường tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm hay không?

5 50 0 0 5 50 0 0

Bình quân 11 30 32 29

(Nguồn: Tác giả thống kê theo khảo sát)

Có thể thấy, mức độ Thầy, Cô lồng ghép kĩ năng sống, giá trị sống vào bài giảng của mình chỉ ở mức: rất ít, thỉnh thoảng; một số ít Thầy Cô vận dụng lồng ghép thường xuyên. Chủ yếu các Thầy, Cô sử dụng tranh ảnh, mô hình, sơ đồ tư duy, cho học sinh diễn kịch, sắm vai, cho học sinh làm dự án môn học, thuyết trình. Các Thầy Cô cho rằng nội dung kiến thức rất nhiều, buộc giáo viên phải đi nhanh các vấn đề trọng tâm, bên cạnh đó còn phải lồng ghép các vấn đề: phòng chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, mại dâm,

HIV/AIDS, bảo vệ tài nguyên môi trường, lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng,…không thể có nhiều thời gian để lồng ghép các kĩ năng sống, giá trị sống trong tiết dạy bộ môn.

Ý thức thái độ học tập bộ môn GDCD của học sinh

Học sinh THPT đang trong giai đoạn phát triển và có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Khác với học sinh THCS, học sinh THPT đứng trước một thách thức khách quan về: xây dựng cuộc sống độc lập trong xã hội, ảnh hưởng từ văn hóa gia đình, trường học, xã hội ngày càng rõ nét. Các em phải tự hiểu mình và tự khẳng định mình, làm rõ cái tôi hiện tại và cái tôi tương lai giữa mọi người trong xã hội... Và cũng từ đó có thể đưa đến những mâu thuẫn, mất cân đối, yếu đối, lệ thuộc, mất niềm tin, rối loạn, phản động, tận tuyệt, tự phá hoại, tự huỷ... hoặc tự mãn, tự cao, tự đại, dễ rơi vào khủng hoảng...Ở tuổi THPT các em bắt đầu có những suy nghĩ và ý thích riêng về trang phục, lối sống, tình yêu, bè bạn, về phương thức thực hiện công việc được giao với trách nhiệm của người trưởng thành, đòi hỏi phụ huynh, giáo viên tôn trọng “con người riêng tư” đối với các em. Thái độ của các em đối với việc học tập đã có những chuyển biến tích cực. Các em ý thức được rằng mình đã lớn, đã có thể đưa ra những quyết định cho những vấn đề cuộc sống sau này của chính bản thân mình. Các em đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập thế nên ý thức học tập của các em trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các em khao khát muốn có những mối quan hệ thật sự bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu 48 sống tự lập. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…đặc biệt là bạn khác giới, thầy cô, bố mẹ. Ở giai đoạn này, khả năng phán đoán, phân tích và ghi nhớ của các em phát triển rõ rệt. Cảm nhận được các rung động của bản thân và nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung, có khả năng tạo được một hình ảnh về mình, trọn vẹn và đầy đủ hơn, để xây dựng quan hệ với người khác và với chính mình. Các em có thể đưa ra những phương pháp học tốt và phù hợp với bản thân. Khả năng tư duy của các em đã có bước phát triển mạnh so với trước đây. Các em thích tìm hiểu những nội dung mới lạ đòi hỏi khả năng tư duy cao; các em cũng thích tìm hiểu những vấn đề thuộc về triết lí, tâm lí học. Các em cũng đã bắt đầu có hứng thú học tập với những môn học gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp sau này.

Về tâm sinh lí, học sinh THPT đã bước vào giai đoạn ổn định, các em biết đặt ra mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cho bản thân từ đó hình thành nên thói quen học tập tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em chưa có được lí tưởng sống cho mình; thờ ơ với những vấn đề liên quan đến gia đình, đất nước, không hiểu được sự nguy hiểm của các sự kiện, vấn đề cấp bách của toàn nhân loại: ô nhiễm môi trường, dân số, việc làm,…các vấn đề chính trị- xã hội của đất nước. Các em ủng hộ lối sống phóng khoáng của phương Tây và cho rằng cách sống của người Việt là lạc hậu, không thấy được sự ràng buộc ( hay tự

do ) trong yêu đương, kết hôn, sống thử trước hôn nhân có những mặt tích cực, tiêu cực như thế nào.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần các em không mặn mà, hứng thú với môn học. Thời gian học sinh chuẩn bị bài tại nhà, học bài và xem bài rất ít. (Biểu đồ 2.2)

Thời gian Số học sinh Tỷ lệ %

Ít hơn 15 phút 138 55,0

15 phút - 30 phút 96 38,2

1 giờ 17 6,8

250 100,0

Biểu đồ 2.2. Thống kê thời gian chuẩn bị bài của học sinh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Tâm lí môn GDCD là môn phụ nên các em có xu hướng học lệch môn, chỉ tập trung vào những môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, những môn xét tuyển nguyện vọng cao đẳng, đại học. Các em nghiền ngẫm kiến thức môn học GDCD như một con vẹt và học qua loa, chiếu lệ. Với suy nghĩ phiến diện này, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt để đối phó với giáo viên. Đến lúc kiểm tra thì gian lận, quay cóp; những hành động này đi ngược lại với những giá trị đạo đức mà chính giáo viên GDCD đã giảng dạy cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho HS thông qua việc dạy GDCD 11 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w