Năng lực giao tiếp:

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho HS thông qua việc dạy GDCD 11 (Trang 26 - 27)

Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.

Trong môn học GDCD, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng.Quá trình học tập trên lớp có rất nhiều hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm tìm ra tri thức. Chính quá trình này đã giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp chẳng hạn qua trả lời câu hỏi, qua thuyết trình, qua trao đổi nhóm, qua phản biện, đánh giá nhận xét giữa các thành viên, các nhóm trong lớp học.

Ví dụ: Bài 4: “ Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”, GV yêu cầu HS nêu ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa và giải thích vì sao em cho là vi phạm.

Học sinh trả lời các câu hỏi vấn đáp, học sinh khác bổ sung, học sinh khác nhận xét....tất cả đều giúp phát triển năng lực giao tiếp, đặc biệt khi học sinh thuyết trình , hoặc phản biện các ý kiến của bạn khả năng lập luận lô gic, khả năng về ngôn ngữ...được bộc lộ rất rõ. GV tổ chức hoạt động, đồng thời định hướng cho HS những hạn chế, phát huy nhữn tích cực về khả năng giao tiếp của học sinh. Không chỉ quan tâm tới những HS hăng hái tham gia thuyết trình, vấn đáp mà còn tạo điều kiện cơ hội cho những học sinh nhút nhát, chưa tích cực tham gia hoạt động chung được phát biểu.2.2.4. Năng lực hợp tác

Để hoàn thành một nhiệm vụ trong bài học đôi khi là quá sức với một cá nhân, hoặc nếu không phải cần rất nhiều thời gian trong khi thời lượng của một tiết học không cho phép, do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các thành viên . Hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp học sinh phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.

Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung. Đòi hỏi mỗi thành viên phải luôn nỗ lực cố gắng và có trách nhiệm với tập thể

Trong môn học GDCD, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong giờ học, các nhiệm vụ giao về nhà. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong bối cảnh mới.

Ví dụ: Bài 5: “ Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”, GV cho học sinh hoạt động nhóm vận dụng quan hệ cung cầu, yêu cầu học sinh dự kiến về Nhà nước, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào để điều tiết đối với Nhà nước, có lợi cho người sản xuất kinh doanh, có lợi cho người tiêu dùng. HS hoạt động nhóm, vừa phải tạo ra tình huống, vừa giải quyết, vừa đưa ra thông điệp, rút ra bài học cho bản thân.Các nhóm nhận xét lẫn nhau. Trong quá trình hoạt động nhóm học sinh sẽ cùng nhau chia sẻ, phối hợp thông qua đó hình thành, phát triển các năng lực xã hội hiệu quả: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực lãnh đạo....

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho HS thông qua việc dạy GDCD 11 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w