Môi trường truyền dẫn

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống excel 5000 điều khiển và tự động hoá toà nhà petrovietnam tower (Trang 36 - 37)

CÁC LIÊN KẾT MẠNG VÀ CHUẨN TRUYỀN THÔNG TRONG ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHIỆP

2.6 Môi trường truyền dẫn

IEC1158-2 qui định các điều kiện đảm bảo cho việc truyền dẫn an toàn trong môi trường công nghiệp qui định chếđộ truyền đồng bộ với tốc độ truyền 31.25kBit/s sử

dụng phương pháp truyền dẫ chênh lệch đối xứng, với cáp đôi dây xoắn và điện trở đầu cuối là 100Ω, mức điện áp tối đa trong khoảng 0,75-1V. Bên cạnh việc sử dụng tín hiệu để đồng bộ nhịp giữa bên nhận và bên gửi, sử dụng phương pháp mã hóa Manchester còn cho phép cung cấp nguồn cho các trạm thông qua chiều dài tối đa của một đoạn mạng lên đến 1,900 mét. Môi trường truyền dẫn ảnh hưởng lớn đến chất lượng, khả năng chống nhiễu của tín hiệu ảnh hưởng đến tốc độ truyền và khoản cách tối đa cho phép.

Trong kỹ thuật truyền thông nói chung cũng như kỹ thuật truyền thông công nghiệp nói riêng, người ta thường sử dụng các phương tiện truyền dẫn như sau:

- Cáp điện: cáp đồng trục, đôi dây xoắn

- Cáp quang: cáp sợi thủy tinh, cáp sợi chất dẻo

- Vô tuyến: sóng vi ba, tia hồng ngoại, siêu âm

Trong công nghiệp, phổ biến nhất trong hệ thống bus trường là đôi dây xoắn. Đối với các ứng dụng có yêu cầu cao về tốc độ truyền và độ an toàn đối với các tín hiệu bị nhiễu thì cáp đồng trục là lựa chọn tốt nhất. Cáp quang cũng được ứng dựng trong các ứng dựng có khoản cách tương đối rộng, môi trường xung quanh nhiều mạng hoặc môi trường dễ bịăn mòn. Hoặc có yêu cầu rất cao về tốc độ truyền cũng như chất lượng dữ liệu được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống excel 5000 điều khiển và tự động hoá toà nhà petrovietnam tower (Trang 36 - 37)