XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐK VÀ TÍCH HỢP HỆ THỐNG 6.1Kiến trúc hệ thống điều khiển
6.4.4 Các giao diện điều khiển và giám sát thiết bị
Đây là toàn bộ giao diện giám sát các thông số của hệ thống HVAC trong đó người vận hành có thể nhận biết được tình trạng của mỗi thiết bị chính trong hệ thống HVAC. Bao gồm trạng thái tắt mở của các thiết bị, trạng thái hoạt động của các motorize valve và các thông số nhiệt độ và lưu lượng nước trong các đường ống lạnh và đường ống nước giải nhiệt. Các tham số của công suất tiêu thụđiện của mỗi thiết bị và trạng thái hoạt động của từng thiết bị trên hệ thống.
Hình 6.10 Giao diện hiển thị của hệ thống Bơm giải nhiệt
Để quan sát và điều khiển các bơm giải nhiệt, người vận hành có thể sử dụng menu này để giám sát điện áp pha và công suất tiêu thụ của mỗi bơm nước đồng thời dặt trạng thái Auto/ Manual để thao tát đóng ngắt các bơm tại các trạm thao tác trên mạng.
Hình 6.11 Giao diện hiển thị hệ thống bơm sơ cấp
Tương tự việc quan sát các thông số của các bơm sơ cấp của đường cấp nước Chiller. Để quan sát và điều khiển các bơm cấp nước lạnh cho hệ thống, người vận hành có thể sử dụng menu này để giám sát điện áp pha và công suất tiêu thụ của mỗi bơm nước đồng thời dặt trạng thái Auto/ Manual để thao tát đóng ngắt các bơm tại các trạm thao tác trên mạng. Ngoài ra, chức năng giám sát nhiệt độ tại đường nước ra và đường nước về của các bơm cung được giám sát bởi người vận hành.
Hình 6.12 Giao diện hiển thị hệ thống bơm thứ cấp
Tương tự việc quan sát các thông số của các bơm sơ cấp của đường cấp nước Chiller. Để quan sát và điều khiển các bơm thứ cấp của đường nước lạnh cho hệ
thống, người vận hành có thể sử dụng menu này để giám sát điện áp pha và công suất tiêu thụ của mỗi bơm nước đồng thời dặt trạng thái Auto/ Manual để thao tát
đóng ngắt các bơm tại các trạm thao tác trên mạng. Ngoài ra, chức năng giám sát nhiệt độ tại đường nước ra và đường nước về của các bơm cung được giám sát một cách chặc chẽ.
Menu giám sát được trạng thái hoạt động của các cooling tower bao gồm việc giám sát các các thông số dòng điện các pha và công suất tiêu thụ điện của mỗi cooling tower. Các trạng thái của các van motorize của đường ống trong đó bao gồm chức năng tắt /mở và chuyển đổi trạng thái từ Auto/ Manual và người vận hành có thể
thao tác tắt/ mở trên giao diện đồ họa của màn hình giám sát.
Hình 6.14 Giao diện hiển thị các thông số AHU
Trong giao diện vận hành của các AHU, nguời vận hành có thể giám sát được tình trạng của thiết bị tại mọi thời điểm đồng thời giám sat được nhiệt độ khí hồi về tại mỗi phòng AHU của tòa nhà.
Hình 6.15 Giao diện hiển thị cài đặt các thông số AHU
Giao diện của mỗi AHU cho phép người vận hành chuyển chếđộ vận hành bằng tay hay tựđộng và có thể thực hiện chức năng Bật/ tắt trên màng hình đối với từng thiết
bị. Ngoài ra, giao diện còn giúp người vận hành giám sát và nhận biết được nhiệt
độ và đọẩm của AHU.
Hình 6.16 Giao diện hiển thị các thông số FCU – Fan Coil Unit
Trong giao diện cho phép người vận hành thao tác để hiển thị toàn bộ các FCU trong hệ thống hệ thống FCU. Cho phép người vận hành đặt chế độ tắt/mởđối với thiết bị và các chức năng khác như Auto/Manual. Trên màn hình giám sát, người vận hành có thể quan sát được nhiệt độ và độẩm của mỗi khu vực văn phòng. Đồng thời trạng thái của mỗi thiết bị cũng được cập nhật một cách thường xuyên.
Người vận hành có thể nhận biết được nhiệt độ của mỗi khu vực văn phòng. Ngoài ra, các thông số về tốc độ gió tại thừoi điềm giám sát và thông số đặt cũng được hiển thị lên trên màn hình. Vị trí của mỗi VAV tương ứng với từng khu vực mà chúng nhận nhiệm vụ cung cấp gió lạnh cũng được thể hiện lên trên màn hình giám sát một cách rõ nhất. Từ màn hình giám sát, người vận hành có thể cài đặt lại các thông số theo như yêu càu của người sử dụng.
Hình 6.18 Giao diện giám sát hệ thống PCCC
Thông qua giao diện, người vận hành có thể biết được khu vực có xảy ra cháy và các trạng thái của tất cả các bơm phục vụ chữa cháy bao gồm các bơm nước cấp cho hệ thống cuộn tăng vòi, các bơm cấp nước cho hệ thống vời chữa cháy tựđộng và các bơm cấp nước cho hệ thống Sprinkler chữa cháy tựđộng. Trong trường hợp có cháy xảy ra, các quạt cấp gió để duy trì áp suất bên trong cầu thang bộ để phục vụ
công tác cứu hệ cũng được bật lên tự động và trạng thái các quạt này cũng được giám sát một cách chực chẽ bởi người vận hành.
Hình 6.19 Giao diện giám sát hệ thống thang máy
Thông qua giao diện giám sát thang máy, người vận hành có thể giám sát các trạng thái của các thang bao gồm trạng thái bảo trì, trạng thái hoạt động và cảnh báo trong trường hợp có cháy xảy ra trong tòa nhà. Trong trường hợp có cháy, các thang máy sẽ tựđộng chạy về tầng trệt và mở cửa để khách thoát hiểm ra ngoài.
Hình 6.20 Giao diện giám sát hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải được lập trình trên bộđiều khiển PLC. Các thiết bị trong hệ thống được giám sát một cách hoàn chỉnh để kiểm tra trạng thái hoạt động của các bơm của từng thiết bị trong hệ thống bao gồm: Trạng thái bình thường của các bơm, trạng thái hoạt động và các trạng thái của bảng điều khiển bao gồm tín hiệu báo động sự cố và chếđộ hoạt động bình thường của bảng điều khiển.
Hình 6.21Giao diện giám sát hệ thống chiếu sáng
Đây là Menu chính của hệ thống bao gồm các chức năng giám sát hệ thống chiếu sáng của tòa nhà được sắp xếp thứ tự theo vị trí của các tầng để dễ quan sát. Người vận hành có thể kích hoạt để quan sát và bật tắt bất kỳ đèn của khu vực nào bên trong tòa nhà.
Giao diện được thiết kế cho toàn bộ các khu vực có thiết bị chiếu sáng thông qua các công tắt. Hệ thống cũng được phân bố theo tầng và từng khu vực, tại mỗi khu vực người vận hành có thể kích hoạt hệ thống đèn của mỗi tầng và mỗi khu vực bằng cách đúp chuột náy tính vào khu vực đó để đèn sáng lên và ngược lại. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng định giờ cho bất kỳ khu vực nào bên trong tòa nhà để
tiết kiệm điện.
Hình 6.23 Giao diện giám sát công tơđiện mỗi tầng
Giao diện vận hành và giám sát công tơđiện có mục đích giám sát và nghi chỉ số
công tơđiện định kỳ. Tại mọi vị trí, người giám sát có thể quan sát được công suất tiêu thụđiện của mỗi công tơ. Trong giao diện này, người vận hành có thể theo dõi chỉ số tất cả các công tơ trong hệ thống. Chức năng này rất hữu ích trong việc giám sát và ghi chỉ sốđiện định kỳ từng giờđể theo dõi và có kế hoạch tiết kiệm chi phí tiêu thụđiện.
KẾT LUẬN
Sau hơn sáu tháng thực tập và làm đồ án với đề tài “Ứng dụng hệ thống Excel 5000
điều khiển và tự động hóa tòa nhà PetroVietnam Tower”. Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp tác giảđã nghiên cứu các nghi thức truyền thông trong công nghiệp, các cấu trúc trong hệ thống mạng, các giao thức truyền thông trong công nghiệp và cuối cùng là lắp đặt và chạy thử hệ thống BMS tại tòa nhà PetroVietnam Tower. Bên cạnh đó việc giám sát và điều khiển các hệ thống kỹ thuật là một phần rất quan trọng của tòa nhà. Do đó việc thiêt kế hệ thống điều khiển các thiết bị của tòa nhà là nội dung chính của đề tài mà tác giảđã thực hiện.
Thông qua đề tài này tác giảđã thu được một số kết quả như sau:
- Thông thạo việc lắp đặt các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà
- Hiểu toàn bộ nguyên lý hoạt động của từng hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.
- Tìm hiểu các chuẩn truyền thông trong công nghiệp
- Các cấu trúc mạng và các giao thức mạng
- Các cấu trúc tập trung, phân quyền phân tán
- Tìm hiểu các hệ thống ĐK & giám sát trong công nghiệp bao gồm: PLC, SCADA và DCS
- Tìm hiểu chức năng các bộ điều khiển và các thiết bị hiện trường và cơ cấu chấp hành của hãng Honeywell.
- Các thiết bị giao tiếp trền thông mạng LAN, Mod-bus, C-bus và LonWorks.
- Các thiết bị hổ trợ giao tiếp truyền thông Mod-bus, C-bus và LonWorks
- Các phần mền hổ trợ của Honeywell Excel CARE 7.1.0
- Cách thức cài đặt các giao thức truyền thông trong công nghiệp
- Cách thức cài đặt các thiết bị trong hệ thống điều khiển
- Phần mền giám sát EBI của hãng Honeywell