Các chuẩn truyền dẫn thông dụng 1 Chuẩn RS-

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống excel 5000 điều khiển và tự động hoá toà nhà petrovietnam tower (Trang 37 - 38)

CÁC LIÊN KẾT MẠNG VÀ CHUẨN TRUYỀN THÔNG TRONG ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHIỆP

2.7 Các chuẩn truyền dẫn thông dụng 1 Chuẩn RS-

2.7.1 Chuẩn RS-232

Được dùng chủ yếu trong việc giao tiếp điểm-điểm giữa hai thiết bị xử lý cuối DTE (Data Terminal Equipment) hoặc DTE và DTC (Data Circuit-terminating Equipment), giữa hai máy tính, PLC hoặc PC với OP của biến tần, giữa máy tính và máy, không gép nối được với thiết bị thứ ba. DTE là một đơn vị xử lý trong một trạm dự liệu hoặc một kho lưu trữ dữ liệu, nhằm hổ trợ tính năng điều khiển truyền thông dự liệu, vận hành trong qui định của một giao thức liên kết nhất định. Thông thường DTE là thiết bị đầu cuối (hoăck một máy tính mô phỏng thiết bị đầu cuối) và DCE là modem. DTE thường là rắck đực và DCE là một răck cái.

Sử dụng phương pháp truyền thông không đối xứng, chế độ làm việc là hai chiều toàn phần (hai trạm có thể cùng tham gia thu/ phát tín hiệu cùng lúc). Sử dụng tín hiệu chênh lệch điện áp giữa hai dây dẫn (transmit & và receive data) với đất. Tốc

độ truyền cho phép tối đa là 19.2kBaud. Nhược điểm của RS-232 là chiều dài cho phép tối đa chỉ là 30 ÷ 50 mét nhưng có ưu điểm là sử dụng công suất phát tương

đối thấp nhờ trở kháng đầu vào thấp khoảng từ (3÷ 7)kΩ.

2.7.2 Chuẩn RS-422

Sử dụng phương pháp truyền tin đối xứng thông qua điện áp chênh lệch đối xứng giữa hai dây dẫn A và B. Nhờ vậy giảm được nhiễu và tằng chiều dài dây tín hiệu lên một cách đáng kể và đạt tới 1,200 mét mà không cần phải lắp thêm bộ lọc. Có ba phương pháp truyền tín hiệu trong chuẩn này là: truyền một chiều hoặc hai chiều gián đoạn cần một đôi dây, truyền hai chiều toàn phần cần hai đôi dây. RS-422 có khả năng ghép nối điểm-điểm và điềm-nhiều điểm trong một mạng đơn giản, cụ thể

là có duy nhất một trạm được phát và mười trạm khác có thể nhận tín hiệu. Nhưng thực tế RS-422 chỉ thay thế chuẩn RS-232 được dùng để nối điểm-điểm để tăng khoảng cách truyền với tốc độ cao.

2.7.3 Chuẩn RS-485

Tương tự như RS-422 nhưng ngưỡng qui định của điện áp làm việc được nới rộng ra từ 7 ÷ 12V và trở kháng đầu vào cho phép gấp ba lần so với RS-232. Khả năng ghép nối nhiều điểm với nhau trong bus trường cho phép sử dụng trong chuẩn RS- 485 và RS-422. Cụ thể là có thể cho phép kết nối đến 32 trạm, được định địa chỉ và giao tếp đồng thời trong một đoạn RS-485 mà không cần bộ lặp và khoản cách tối

đa cho trạm đầu cuối là 1,200 mét. Không phụ thuộc vào số trạm tham gia và tốc độ

truyền tối đa trong mạng là 10 Mbits.

2.8 Các giao thức mạng 2.8.1 Giao thức BACNet

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống excel 5000 điều khiển và tự động hoá toà nhà petrovietnam tower (Trang 37 - 38)