8 Các trò chơi bổ trợ kỹ thuật tâng – búng
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm
Như tôi đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của đề tài là 30 nam học sinh lớp 10 trường THPT Trần Cao Vân – Ninh Hòa – Khánh Hòa. Số học sinh thực nghiệm được chia làm: 2 nhóm thực nghiệm và 1 nhóm đối chứng.
Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm học chương trình, thời gian học giống nhau. Riêng việc sử dụng bài tập thì khác.
Nhóm đối chứng tập theo chương trình giáo án và các bài tập của giáo viên bộ môn biên soạn. Nhóm thực nghiệm trên cơ sở dựa vào chương trình, thời gian học giống như nhóm đối chứng. Riêng việc sử dụng bài tập thì khác. Tôi đưa ra các bài tập mới đã lựa chọn vào giảng dạy và thực nghiệm. Thông qua đó tôi tiến hành sắp xếp các bài tập đó vào tiến trình tôi biên soạn.
Trên cơ sở 10 bài tập lựa chọn ứng dựng vào giảng dạy kỹ thuật tâng – búng cầu tôi xây dựng tiến trình tập luyện các bài tập này như sau:
Toàn bộ quá trình thực nghiệm diễn ra trong 3 tuần. Mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút trong một giáo án tập luyện được trình bày tại bảng 6.
Bảng 6. Tiến trình giảng dạy kỹ thuật tâng – búng cầu cho nam học sinh khối 10 trường THPT Trần
Cao Vân – Ninh Hòa – Khánh Hòa.
STT Nội dung Giáo án số
1 2 3 4 5 6
1 Tại chổ đá lăng 2 chân luân phiên x x x
2 Tâng cầu bằng 1 chân x x x x
3 Tâng cầu bằng 2 chân x x x x
4 Di chuyển tâng cầu x x
5 Tâng cầu tại một vị trí cố định x x
6 Tâng cầu cao thấp luân phiên x x
7 Nhảy dây x x
8 Di chuyển qua lại trên sân x x x x
9 Các trò chơi bổ trợ kỹ thuật tâng – búng cầu x x
10 Bài tập ép dẻo x x x
Sau khi xây dựng tiến trình tập luyện các bài tập lựa chọn tôi đã tiến hành đưa ra khối lượng bài tập phù hợp với trình độ, lứa tuổi, đối tượng thực nghiệm và được trình bày chi tiết ở bảng 7.
Bảng 7: Yêu cầu về LVĐ của các bài tập được lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu.
STT BÀI TẬP LVĐ YÊU CẦU
KL QN
1 Tại chổ đá lăng 2 chân
luân phiên 3 lần 1’
- Thực hiện 30 giây/lần - Nghỉ ngơi tích cực
2 Tâng cầu bằng 1 chân 2 lần 2’
- Thực hiện đúng kỹ thuật, thực hiện 3-4 phút/lần, chú ý tính nhịp điệu của động tác.
3 Tâng cầu bằng 2 chân 2 lần 1’
- Thực hiện đúng kỹ thuật, thực hiện 3-4 phút/lần, chú ý tính nhịp điệu của động tác.
4 Di chuyển tâng cầu 2 lần 1’ - thực hiện 3-4 phút/lần
- lựa chọn khu vực tập bằng phẳng
5 Tâng cầu tại một vị trí cố
định 2 lần 1’
- Thực hiện đúng kỹ thuật, thực hiện 3-4 phút/lần, mỗi học sinh vẽ một vòng tròn.
6 Tâng cầu cao thấp luân
phiên 2 lần 1’
- Thực hiện đúng kỹ thuật, thực hiện 3-4 phút/lần, chú ý tính nhịp điệu của động tác.
7 Nhảy dây 3 lần 1’ - Thực hiện 95-100% CĐTĐ, thực hiện 30 giây/lần. Nghỉ ngơi tích cực
8 Di chuyển qua lại trên sân 3 lần 1’ - Thực hiện 90-95% CĐTĐ, thực hiện 30 giây/lần, nghỉ ngơi tích cực. 9 Các trò chơi bổ trợ kỹ
thuật tâng – búng cầu 1 lần
- Thực hiện 5 – 6 phút, đảm bảo an toàn khi tham gia
10 Bài tập ép dẻo 3 lần 1’ - Thực hiện mỗi lần 30 giây.
Cách thức thực hiện các bài tập đã được lựa chọn: Bài tập 1: Tại chổ đá lăng 2 chân luân phiên
Mục đích: Bổ trợ cho việc thực hiện kỹ thuật một cách linh hoạt hơn.
Cách thực hiện: Người tập đứng chân trước chân sau, sau đó chân sau lăng chân từ sau ra trước và lên cao, mũi bàn chân duỗi thẳng.
Bài tập 2: Tâng cầu bằng 1 chân
Cách thực hiện: học sinh thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân. Tâng chân thuận trước sau đó đổi qua chân không thuận, tâng cầu trong khoảng thời gian giáo viên quy định (tâng cầu càng nhiều càng tốt).
Bài tập 3: Tâng cầu bằng 2 chân
Mục đích: Cảm giác được không gian, thời gian khi thực hiện động tác.
Cách thực hiện: học sinh thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân. Tâng bằng 2 chân luân phiên nhau nhau qua lại, tâng cầu trong khoảng thời gian giáo viên quy định. (tâng cầu càng nhiều càng tốt).
Bài tập 4: Di chuyển tâng cầu
Mục đích: Cảm giác được không gian, thời gian khi thực hiện động tác, khả năng phối hợp động tác, tính nhịp điệu.
Cách thực hiện: Học sinh thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân. Và khi tâng cầu di chuyển về phía trước. Di chuyển càng lâu càng tốt.
Bài tập 5: Tâng cầu tại một vị trí cố định
Mục đích: Cảm giác được không gian, thời gian khi thực hiện động tác, khả năng phối hợp động tác.
Cách thực hiện: Học sinh thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân tại một vị trí và diện tích nhất định. Tâng số lượng càng nhiều càng tốt.
Bài tập 6: Tâng cầu cao thấp luân phiên
Mục đích: Cảm giác được không gian, thời gian khi thực hiện động tác, khả năng phối hợp động tác.
Cách thực hiện: Học sinh thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân. Quả tâng thứ nhất thấp quả tâng thứ hai cao. Cứ như thế thực hiện tâng cầu cao thấp luân phiên. Tâng số lượng càng nhiều càng tốt.
Bài tập 7: Nhảy dây
Cách thực hiện: Mỗi học sinh cầm 1 sợi dây nhảy. Nghe còi tất cả đồng loạt thực hiện bài tập nhảy dây không có bước đệm.
Bài tập 8: Di chuyển qua lại trên sân
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ, bổ trợ cho việc thực hiện kỹ thuật.
Cách thực hiện: Mỗi một phần sân đá cầu cho một học sinh đứng giữa ô. Nghe lệnh còi di chuyển các vị trí trên sân.
Bài tập 9: Các trò chơi bổ trợ kỹ thuật tâng – búng cầu
Mục đích: Phát triển các tố chất liên quan đến kỹ thuật tâng – búng cầu.
Cách thực hiện: 2 người 1 cặp đứng đối diện nhau khoảng 8 – 9m thực hiện phát cầu trúng vào người đối phương. Người nào bị cầu đá trúng thì tới cõng người kia. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Bài tập 10: Bài tập ép dẻo
Mục đích: bổ trợ cho việc thực hiện kỹ thuật một cách linh hoạt hơn.
Cách thực hiện: Học sinh thực hiện các bài tập ép ngang, ép dọc, các bài tập xoạc (ngang, dọc).