Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua, công

Một phần của tài liệu Hùng thi đua khen thưởng (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua, công

đua, công tác khen thưởng; xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến.

Cần chú ý đổi mới cách thức tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua, trong đó phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Phong trào thi đua phải được tổ chức từ cơ sở có sự gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp học. Tránh biểu hiện hình thức trong tổ chức phong trào thi đua. Nội dung các phong trào thi đua cần đổi mới, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi và dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Cùng với việc phát động, tổ chức phong trào thi đua theo năm học, căn

cứ nhiệm vụ cụ thể ngành có thể tăng cường phát động, các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách được đặt ra trong từng giai đoạn.

Đổi mới nội dung công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình và sát thực tiễn mỗi tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Mục tiêu của phong trào thi đua trong giai đoạn mới là: Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân, nhằm hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Giáo dục và rèn luyện con người mới có ý chí phấn đấu vươn lên trong lao động, học tập và công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững. Từ mục tiêu chung, mỗi tổ chức cơ sở đảng và đảng viên căn cứ vào nhiệm vụ được giao xác định nội dung thi đua của mình để phấn đấu thực hiện. Thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhằm giải quyết mọi nhiệm vụ nhất là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Động lực thi đua của mỗi cá nhân là quyền lợi tinh thần và vật chất gắn với động lực chung của cả nước, cả dân tộc. Hình thức và nội dung thi đua phong phú, đa dạng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới và phải gắn với mối quan tâm và quyền lợi của các tầng lớp xã hội, có tính khả thi cao.

Đổi mới công tác tác thi đua khen thưởng trước hết là đổi mới nhận thức trong tình hình mới. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức, tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng và đổi mới hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác tác thi đua khen thưởng. Bên cạnh việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước cần chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết là khâu cuối cùng của quá trình quản lý. Tiến hành tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng mới duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng. Quan tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua;

mỗi phong trào thi đua xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng đơn vị và của ngành. Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức, phát động với những hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề và tiêu chí thi đua cụ thể. Thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn tác thi đua khen thưởng của thành phố trong công tác quản lý nhà nước về tác thi đua khen thưởng nhằm quản lý tốt hơn công tác tác thi đua khen thưởng của ngành. Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để mang lại tác dụng khích lệ, động viên tập thể, cá nhân được khen thưởng. Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng. Tăng cường khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như việc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, gương nhà giáo, học sinh vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, các vận động viên đạt giải cao trong các kỳ thi đấu... Quan tâm khen thưởng ở cơ sở, vùng xa trung tâm. Chuyển dần việc khen thưởng theo thủ tục hành chính các cấp sang đề nghị khen thưởng thông qua phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác. Đề cao vai trò của đơn vị, cá nhân trong phát hiện, giới thiệu những điển hình tiên tiến để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tam trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay.

Phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng giai đoạn. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở, đồng bộ tốt cả 4 khâu: phát hiện-bồi dưỡng-tổng kết-nhân

điển hình tiên tiến. Tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự phát huy tác dụng và đi vào chiều sâu. Đây là nội dung mới trong phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước do trung ương và ngành phát động.

Một phần của tài liệu Hùng thi đua khen thưởng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w