Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cải cách thủ tục

Một phần của tài liệu Hùng thi đua khen thưởng (Trang 31 - 38)

5. Kết cấu đề tài

3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cải cách thủ tục

thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật nhà nước về thi đua - khen thưởng

Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo tinh thần Đề án 30 của Chính phủ, triển khai hoạt động Cổng thông tin điện tử của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đáp ứng và phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 96 của Luật Thi đua, khen thưởng. Có nội dung này vì Nhà nước quản lý bất kỳ lĩnh vực nào, khu vực nào, ngành nào cũng đều phải có thanh tra, kiểm tra. Nếu không thanh tra, kiểm tra sẽ bị buông lỏng công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, không phải đơn vị nào, cá nhân nào cũng thực hiện tốt, đầy đủ những quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trong các nội dung: Việc thực hiện Luật thi đua, khen thưởng; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; các quy định, chính sách của Nhà nước về tác thi đua khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng... Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua,

kết thúc phong trào thi đua, hoặc thanh tra đột xuất khi thấy có vấn đề về công tác tác thi đua khen thưởng. Thanh tra khi có khiếu nại, vì vậy công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về tác thi đua khen thưởng cũng phải được quan tâm giải quyết. Trong tiến trình xét tác thi đua khen thưởng không phải không còn những hiện tượng không khách quan, cảm tình, nể nang, chủ quan có những động cơ không trong sáng. Một số cá nhân, đơn vị lợi dụng những sai sót trong phương pháp, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, các cá nhận tập thể khai man thành tích để được khen thưởng. Đó là một phần trong những nguyên nhân dẫn đến những đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân về khen sai, khen không đúng tiêu chuẩn, tố giác những người khai man thành tích, thực hiện không đúng chính sách về khen thưởng của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, cơ quan quản lý phải giải quyết đẻ thực hiện tốt Luật Khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền lợi, chính sách trong tác thi đua khen thưởng. Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị, địa phương, từng ngành, từng cấp trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Công tác quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và đặc biệt là xử lý những vi phạm pháp luật về tác thi đua khen thưởng phải được quan tâm thường xuyên để Luật Thi đua, khen thưởng thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công bằng, công khai và kịp thời. Có vậy công tác thi đua khen thưởng mới thực sự là động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất, công tác, học tập tốt hơn và mới có tác dụng thúc đẩy sử phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tác thi đua khen thưởng ở cơ sở, để uốn nắn, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua - khen thưởng các cấp

có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Hoạt động quản lý nhà nước công tác tác thi đua khen thưởng có phạm vi rộng lớn, bao trùm tất cả các mặt công tác thi đua, khen thưởng của đời sống xã hội và được thiết kế theo nhiều ngành, nhiều cấp. Do đó, cần có một hệ thống Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước về công tác tác thi đua khen thưởng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và một tất yếu khách quan. Hoạt động quản lý nhà nước ở công tác thi đua, khen thưởng có những đặc thù riêng đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng hay nói cách khác, hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng cũng cần phải được chuyên môn hoá. Thanh tra công tác thi đua, khen thưởng phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, pháp luật và biện pháp quản lý đang được triển khai và nhờ đó chính các chủ thể quản lý cũng có điều kiện để xem xét lại mình nhằm tìm ra biện pháp, cơ chế, chính sách quản lý cho phù hợp. Như vậy, thanh tra, kiểm tra công tác tác thi đua khen thưởng giúp cho công tác thi đua, khen thưởng luôn luôn được đổi mới, làm cho chất lượng công tác tác thi đua khen thưởng được nâng lên. Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố cấu thành luôn luôn vận động, để các biện pháp quản lý, chính sách quản lý phát huy được hiệu quả thì chính nó phải phì hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động thanh tra công tác tác thi đua khen thưởng góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Do đó, thanh tra, kiểm tra công tác tác thi đua khen thưởng giúp cho công tác tác thi đua khen thưởng theo sát và đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội. Thanh tra về công tác tác thi đua khen thưởng còn góp phần mở rộng dân chủ, đẩy lùi tệ nạn, thói quan liêu, cửa

quyền, củng cố quyền lực của bộ máy nhà nước... Nói tóm lại, hoạt động của Thanh tra, kiểm tra về thi đua - khen thưởng đóng góp rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội trong công tác thi đua, khen thưởng.

Tiêu Kết

Trong chương 3, từ góc nhìn của cá nhân tôi đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là các giải pháp tình thế và mang tính chất ý kiến cá nhân. Để hoạt động thi đua khen thưởng đạt được hiệu quả thì cần phải có sự quan tâm và tham gia của các ban ngành quản lý, của toàn đảng toàn dân để cùng chung sức đổi mới và hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Từ tổng kết lý luận và thực tiễn tổ chức phong trào thi đua, yêu nước và công tác khen thưởng ở nước ta qua các thời kỳ cách mạng đã khẳng định vị trí, vai trò hết sức to lớn của công tác thi đua, khen thưởng. Trong những năm qua, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở nước ta đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, qua đó những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời đã khuyến khích tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại lợi ích cho xã hội. Công tác khen thưởng có nhiều cải thiện đáng kể, người lao động đã được quan tâm nhiều hơn. Với ý nghĩa đó, công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta đã có sự chuyển biến tích cực trong sự nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, quần chúng nhân dân tạo động lực thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội mà thành phố đề ra; kinh tế phát triển, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được củng cố tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt. Bằng những phương pháp tiếp cận, nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, kết quả có thể khái quát như sau: Một là, trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và phân tích các khái niệm cơ bản về thi đua, khen thưởng đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua, khen thưởng, làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá, làm rõ những nội dung trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng nói chung và quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng Hai là, Đề tài đã phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế, bất cập và những nguyên nhân khách quan,

chủ quan.. Ba là, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế-văn hóa của thành phố ngày càng phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương (2007), Luật Thi đua, Khen thưởng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Lao Động, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 35- CT/TW, ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

4. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

5. Các Mác (1998), Bộ Tư bản luận, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

7. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4,5,6,8,9 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương (2010), Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.

9. Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

10. Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy đinh chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

11. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

12. Nghị định số: 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

13. Tạp chí Quản lý Nhà nước - Học viện hành chính. 14. Tạp chí Tổ chức Nhà nước – Bộ Nội vụ.

Một phần của tài liệu Hùng thi đua khen thưởng (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w