7. Cấu trúc của đề tài
3.1.1. Giải pháp về mặt nhận thức
Để xây dựng mô hình chính quyền huyện Nam Trực phù hợp, cần có sự đổi mới nhận thức về chính quyền địa phương trong đó chính quyền huyện Nam Trực trước hết, cần phải có sự thay đổi cơ bản về nhận thức thể hiện tư duy bao cấp về chính quyền địa phương. Lâu nay những tư duy cũ của cơ chế tập trung bao cấp ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung cũng như chính quyền địa phương trong đó có chính quyền huyện ở Việt Nam. Tư duy kiểu cũ này đã dẫn đến việc chúng ta không có sự phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị hành chính nhân tạo. Bởi vậy, việc tổ chức chính quyền địa phương trong đó có chính quyền huyện ở Việt Nam trong suốt thời gian dài đã không có sự phân biệt giữa nông thôn với đô thị, tất cả đồng loạt được chia thành ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
Thay đổi nhận thức về chính quyền địa phương trong đó chính quyền huyện Nam Trực cần phải hướng đến xu thế đa dạng hóa mô hình tổ chức, xác định mô hình thích hợp tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền và từng loại đơn vị hành chính - lãnh thổ. Hiến pháp năm 2013
và được cụ thể hóa Luật CQĐP 2015, đã cơ bản khắc phục những hạn chế trong pháp luật và trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND các cấp qua nhiều năm thi hành các Luật khác nhau. Tuy nhiên, còn không ít các vấn đề trong hoàn cảnh các quy định về CQĐP vẫn có những ý kiến khác nhau và CQĐP được quy định trong các văn bản đã có những bất cập, nảy sinh. Luật ban hành sẽ được kiểm chứng bằng việc có phục vụ nhân dân tốt hơn hay không và CQĐP có mạnh thì bộ máy nhà nước mới có thể mạnh