7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Kiến nghị của bản thân nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động
hoạt động của chính quyền huyện từ thực tiễn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Bên cạnh những giải pháp mang lý luận thực tiễn ở trên, bản thân em là một sinh viên khi nghiên cứu vấn đề này cũng muốn đưa ra một số quan điểm chủ yếu nhăm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện từ thực tiễn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định như sau:
Một là, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính đồng thời tích cực tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu HĐND huyện và UBND huyện, giám sát là hoạt động chính của HĐND huyện, cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm của thường trực, các Ban và các đại biểu của HĐND huyện và việc thực thi chế độ công vụ của cán bộ,
công chức chính quyền huyện cần phải được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.
Hai là Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác điều hành, quản lý hoạt động quản lý Nhà nước của CQĐP. Bên cạnh đó kiên quyết xử lý, thay thế Cán bộ, công chức của chính quyên huyện nói chung và huyện Nam Trực nói riêng thiếu trình độ, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý, uy tín thấp, không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu được giao gây mất niềm tin của người dân, gây hậu quả xấu tới bộ mặt của chính quyền huyện và làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là xây dựng chính quyền huyện điện tử, thông minh đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Theo em chính quyền huyện Nam Trực nên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm hai mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Huyện Nam Trực tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động điều hành nội bộ, người dân và doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Do đó, chính quyền huyện Nam Trực cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương.
Trên đây chỉ là những kiến nghị của bản thân em nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nói chung và huyện Nam Trực nói riêng nên không thể dầy đủ và chính xác nhưng em hy vọng những kiến nghị trên sẽ trở thành hiện thực đặc biệt là kiến nghị thứ ba sẽ đi vào thực tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, để những kiến nghị trên có thể đi vào thực tế cần phải có sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội nhằm đạt được những hiệu quả tốt hơn trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nói chung và huyện Nam Trực nói riêng.
Tiểu kết
Trong chương 3, em đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nói chung và huyện Nam Trực nói riêng , đóng góp vào quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện. Tuy nhiên đây chỉ là các giải pháp tình thế và cần phải có sự quan tâm và tham gia của các ban ngành quản lý để cùng chung sức đổi mới và hoàn thiện thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nói chung và chính quyền huyện Nam Trực nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong tổ chức CQĐP nước ta, chính quyền huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải những chủ trương chính sách và của cấp trung ương, cấp tỉnh đến với người dân, cấp hành chính để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân và sẽ phục vụ trực tiếp nhân dân đảm bảo dân chủ và thực hiện quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện là hết sức quan trọng.
Trong phạm vi bài tiểu luận kết thúc học phần môn Pháp luật về chính quyền địa phương này em đã phân tích những đặc điểm của chính quyền huyện nói chung và huyện Nam Trực nói rieng. Bên cạnh đó là tìm hiểu những nguyên nhân, kết quả đã đạt được và hạn chế còn gặp phải và đưa ra những biện pháp và kiến nghị riêng của bản thân nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nói chung và huyện Nam Trực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dung (1997), Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương, lịch sử và hiện tại, Nxb Đồng Nai.
2. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà nội.
3. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội. 4. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Chính quyền địa phương, Hà Nội.