Hình thành kiến thức mới (16p)

Một phần của tài liệu GA LOP 2 TUAN 4 (Trang 37 - 39)

- 35 HS trả lời 3 5 HS trả lờ

2. Hình thành kiến thức mới (16p)

Bài 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài

- GV chiếu tranh, HS quan sát, thảo luận (2’) và trả lời câu hỏi:

+ Nói tên các dụng cụ thể thao trong tranh? + Dụng cụ đó dùng để chơi trong môn thể thao nào?

- Yêu cầu các nhóm hỏi và đáp.

- GV nhận xét, đánh giá Tranh 1:

+ Vợt bóng bàn, quả bóng bàn

+ Dụng cụ này được dùng trong môn bóng bàn.

Tranh 2:

+ Vợt cầu lông, quả cầu lông

+ Dụng cụ được dùng trong môn cầu lông. Tranh 3:

+ Quả bóng

+ Đây là dụng cụ để chơi môn bóng đá. - Liên hệ:

+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của con về ba môn thể thao nói trên và các môn thể thao khác?

 GV: Như vậy, các con đã vừa có thêm được hiểu biết về rất nhiều các môn thể thao. Hãy lựa chọn cho mình một môn thể thao

- 1- 2 HS đọc bài

- HS quan sát, thảo luận nhóm Đôi

- 3- 5 nhóm chia sẻ trên bảng - 3- 5 HS nhận xét

yêu thích và phù hợp để luyện tập nhé.

Bài 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian.

- Hãy xác định yêu cầu bài - Có mấy bức tranh? ( 4 tranh)

- Yêu cầu thực hiện mẫu tranh 1:

+ Tranh vẽ gì?

(Tranh vẽ 4 bạn nhỏ, có 3 bạn nhỏ đang vui đùa và vậy quanh 1 bạn đang bịt mắt.)

+ Dựa vào gợi ý, hãy nói tên trò chơi trong tranh 1?

( Tranh 1: Trò chơi bịt mắt bắt dê) + Ai giỏi có thể nêu được cách chơi?

( Những người chơi oẳn tù tì, những người thắng làm dê xếp vòng tròn, còn 1 người thua bịt mắt đi tìm dê.)

- Yêu cầu thảo luận nhóm (1’), nói tên trò chơi trong các bức tranh còn lại.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, đánh giá

+ Tranh 2: Chi chi chành chành + Tranh 3: Nu na nu nống + Tranh 4: Dung dăng dung dẻ - Liên hệ:

? Con có biết chơi những trò chơi này không? Chơi như thế nào?

GV nhận xét cách chơi:

 Chi chi chành chành: Người chơi oẳn tù tì, người thua làm người điều khiển xòe bàn tay, người còn lại dùng ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay người điều khiển và đọc bài đồng dao “Chi chi chành chành; Cái đanh

thổi lửa; Con ngựa mất cương; Ma vương ngũ đế; Bắt dế đi tìm; Ù à ù ập; Đóng sập cửa lại”. Kết thúc bài đồng dao, người nào bị người điều khiển nắm tay là thua.

 Nu na nu nống: Người chơi ngồi duỗi

- 1– 2 HS nêu - HSTL - 1– 2 HS trả lời - 1– 2 HS trả lời - 1– 2 HS trả lời - HS thảo luận nhóm 4 - 3 – 5 HS trả lời - 3- 5 HS trả lời

- Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, oẳn tù tì,...

- HS chơi theo nhóm 4

chân, đọc bài đồng dao: “ Nu na nu nống,

Đánh trống phất cờ; mở hội thi đua; Chân ai sạch sẽ; Gót đỏ hồng hào; Không bẩn tí nào; Được vào đánh trống.” Từ cuối cùng

của bài rơi vào chân ai thì co chân lên. Ai co được hết chân đầu tiên dành chiến thắng

 Dung dăng dung dẻ: Người chơi nắm tay nhau,đi hàng ngang, đọc bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ; Dắt trẻ đi chơi; Đến ngõ nhà trời; Tìm nơi gió mát; Cùng hát véo von; Mời ông trăng tròn; Xuống đây với bé; Xì xà xì xụp.”Kết thúc bài đồng dao, ai ngồi

xuống chậm nhất thì thua cuộc.

? Ngoài những trò chơi nói trên, con còn biết những trò chơi nào khác?

- GV tổ chức trò chơi “chi chi chành chành” - Khi tham gia các hoạt động vui chơi này, các con cảm thấy như thế nào?

- Cần lưu ý gì khi tham gia các hoạt động vui chơi?

 GV: Các hoạt động vui chơi đem lại cho chúng mình rất nhiều niềm vui và sự thích thú đúng không nào! Hãy lựa chọn những hoạt động phù hợp với bản thân và đảm bảo an toàn khi tham gia nhé!

- Cần cẩn thận, tránh bị thương

Một phần của tài liệu GA LOP 2 TUAN 4 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w