TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Một phần của tài liệu Văn 9 - Tuần 28 (136-140) (Trang 46 - 51)

1.Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Ngày giảng Vắng Ghi chú

9A9B 9B

2. Kiểm tra bài cũ không3. Bài mới (44’) 3. Bài mới (44’)

A . HÌNH THỨC KIỂM TRA

1 . Hình thức tự luận.

PHÒNG GD&ĐTX ĐÔNGTRIÊU

TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

KIỂM TRA 45 PHÚT

Môn: Ngữ văn Tiết: 135 (Kiểm tra văn

phần thơ)

A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀMức độ Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng Thấp Cao TL TL TL TL 1. Văn bản: Sang thu Nhận biết được nghĩa tường Minh và nghĩa hàm ý trong khổ thơ cuối của bài Giải thích được vì sao hình ảnh hàng cây đứng tuổi kết thúc bài thơ là chìa khóa quan trong dẫn người đọc đến những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 1 2 20 1 2,0 2,0 2 4,0 40% 2. Mùa xuân nho nhỏ. Viết bài văn ngắn phân tích một khổ thơ. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 1 6,0 60% 1 6,0 60% Tổng Số câu: Tổng Số điểm: Tỉ lệ: % 1 2,0 20% 1 2,0 20% 1 6,0 60% 3 10 100%

B. ĐỀ KIỂM TRA

Phần I: Đọc – hiểu ( 4,0 điểm)

Đọc kĩ những câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi trong đoạn thơ

mang ý nghĩa tả thực. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2: Tại sao có thể nói: Hình ảnh hàng cây đứng tuổi kết thúc bài thơ là chìa

khóa quan trong dẫn người đọc đến những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ ?

Câu 2: (7,0 điểm) Cảm nhận khổ thơ sau:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

---Hết--- D. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 3,0 đ

- Mức tối đa: Có nói đến:

b. Hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi mang ý nghĩa sau: - Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên: sang thu, lượng mưa ít đi,

sấm cũng bớt , hàng cây qua bao mùa thay lá không còn bị

giật mình vì những tiếng sấm ngờ nữa

- Ý nghĩa ẩn dụ ( ý nghĩa cơ bản , quan trọng)

+ Sấm: là hình ảnh ẩn về những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.

+ Hàng cây đứng tuổi: Là ẩn dụ về con người đã từng trải cùng tuổi sang thu

b. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi đặt ở vị trí cuối là chìa khóa quan trọng mở ra những tầng nghĩa mới cho bài thơ, không chỉ

1,0

0,5

0,5

là sự sang thu của thiên nhiên mà còn là sự sang thu của con người. Sự vững chãi của cây trước sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay chính là sự chín chắn, từng trải của con người sau những bão táp của cuộc đời. Ta bỗng nhiên hiểu vì sao sự

chùng chình , dềnh dàng như chút bồi hồi, lưu luyến thời trẻ đã

qua, lại có sự vội vã/ gấp gáp với thời gian để sống đẹp hơn có ý nghĩa hơn.

- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.

Câu 2 7,0 đ

* Mở bài: - Mức tối đa: Có giới thiệu được:

+ Giới thiệu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và tác giả Thanh Hải. + Vị trí của khổ thơ trong bài.

- Mức chưa tối đa (0,5đ): Có - Giới thiệu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và tác giả Thanh Hải. Vị trí của khổ thơ trong bài. Nhưng còn sơ sài.

- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.

* Thân bài: - Mức tối đa: Có phân tích được:

- Mùa xuân ở khổ một là mùa xuân của thiên nhiên đất trời, được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu:

- Từ không gian cao rộng: Với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la.

- Từ màu sắc tươi thắm của mùa xuân: Sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế.

- Âm thanh vang vọng , tươi vui của chim chiền chiện.

- Tình cảm của tác giả: nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu giữ vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế: “tôi đưa tay tôi hứng”.

Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc trời đất vào xuân.

- Mức chưa tối đa (0,5đ): Có nói được + Mùa xuân ở khổ một là mùa xuân của thiên nhiên đất trời, được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu:

+ Từ không gian cao rộng: Với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la.

+ Từ màu sắc tươi thắm của mùa xuân: Sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế.

+ Âm thanh vang vọng , tươi vui của chim chiền chiện.

+ Tình cảm của tác giả: nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát 0,5 0,25 0,25 5,0đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ

vọng thu giữ vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế: “tôi đưa tay tôi hứng”.

Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc trời đất vào xuân. Nhưng còn sơ sài.

- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.

* Kết bài: - Mức tối đa: Có nêu được:

+ Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

- Mức chưa tối đa (0,5đ): Có nêu được: Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ,tự nhiên, hợp lí, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, sẻ chia, trân trọng. Nhưng còn sơ sài.

- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.

0,5

Tổng 10 đ

4. Củng cố (1’)

- GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài.

5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà (1’)

- Bài cũ: Xem lại các bài học và nội dung tiết kiểm tra.

- Bài mới: Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng. Chú ý các văn bản nhật dụng học từ lớp 6 đến lớp 9 trong chương trình ngữ văn THCS .

- Chuẩn bị bài tiết sau: Chương trình địa phương ( Phần tiếng Việt ). Xem trước bài và trả lời một số câu hỏi theo nội dung câu hỏi và một số bài tập trong SGK. GV hướng dẫn HS về nhà xem trước bài tập 1+2/ SGK.

Một phần của tài liệu Văn 9 - Tuần 28 (136-140) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w