Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập suốt đời giúp học sinh ôn luyện kiến thức môn hóa học lớp 10 THPT (Trang 49 - 51)

Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hoạt động giáo dục ở trường THPT đã được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn của mỗi trường nên việc tổ chức còn hạn chế, chưa phong phú, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm, đầu tư chưa đúng mức và chưa thực sự tiếp cận thời đại công nghệ. Do vậy, trong quá trình thực tế giảng dạy và nghiên cứu đề tài, bản thân tôi xin phép có một vài kiến nghị đối với các cấp như sau:

- Đối với Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn:

+ Cần tạo điều kiện, khuyến khích cũng như đôn đốc quyết liệt hơn nữa trong việc yêu cầu GV ứng dụng CNTT và sử dụng đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực để tất cả HS được tiếp cận nhiều với CNTT, phương pháp dạy học tích cực, như thế HS sẽ chủ động hơn, năng động hơn, không bị bỡ ngỡ, GV cũng không mất thời gian mỗi khi tổ chức các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới. Đánh giá chặt hơn tiêu chí ứng dụng CNTT của GV để GV nỗ lực hơn, nhận thức tầm quan trọng CNTT và chuyển biến mạnh để tiến tới xã hội học tập.

+ Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất như máy chiếu, tivi, lắp đặt thêm phòng đa chức năng, hệ thống mạng internet ổn định và đảm bảo để tạo điều kiện cho GV ứng dụng CNTT vào dạy học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

+ Ban chuyên môn nên tổ chức cuộc thi có ứng dụng CNTT, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong các hoạt động chủ đề, chuyên đề, tiết học cụ thể, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giữa các tổ nhóm chuyên môn trong trường, hoặc theo cụm trường để tất cả GV có thể học tập và áp dụng một

cách sáng tạo phù hợp với khả năng mỗi giáo viên, điều kiện từng bộ môn, từng nhà trường.

- Đối với giáo viên

+ Mỗi GV phải luôn tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất. + Khi thực hiện các biện pháp, GV thường xuyên trao đổi cùng Ban giám hiệu, đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai lầm, nâng cao được chất lượng các biện pháp.

+ GV cần hiểu biết một cách sâu rộng, am hiểu về CNTT và sáng tạo trong các bài dạy để lựa chọn biện pháp hợp lí nhằm áp dụng hiệu quả cho từng đối tượng HS cụ thể.

- Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm

Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm cũng nên tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào như hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, các câu lạc bộ, sinh hoạt lớp ... có ứng dụng CNTT để HS có thêm cơ hội học tập trải nghiệm và sáng tạo. Tham gia hoạt động này sẽ mang lại sự hứng thú, phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực và các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh.

Tóm lại: Trong bối cảnh Ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, việc đổi mới phương pháp giáo dục là vấn đề được Đảng, Nhà nước và Ngành đặc biệt quan tâm. Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục nêu rõ: “ Đối với GD- ĐT, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Thực tế đã chứng minh việc ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế thời đại. Nhiệm vụ cao cả đặt ra cho những người làm công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người có tài và có đức, hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ý thức rõ điều này, bản thân tôi sau nhiều năm công tác trong ngành giáo dục đã suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút những kinh nghiệm của bản thân xây dựng và áp dụng có hiệu quả đề tài này vào thực tiễn giáo dục học sinh. Đề tài cũng đã được các đồng nghiệp góp ý và đưa vào áp dụng, được Hội đồng khoa học Trường THPT Nghi Lộc 2 đánh giá cao, có khả năng vận dụng hiệu quả không chỉ trong ôn luyện kiến thức Hóa học 10 mà còn sử dụng trọng nhiều khâu khác nhau và nhiều môn học khác của hoạt động giáo dục. Tuy vậy, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng, cũng như các điều kiện khách quan khác nên thiếu sót là điều không tránh khỏi, các giải pháp trong đề tài vẫn còn chưa phong phú, bản thân vẫn còn nhiều dự định phát triển hơn. Kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy học về: sử dụng CNTT trong dạy học. NXB Giáo dục.

2. Thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông

3. Công văn của sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020, 2020- 2021

4. Trần Hoàng Đức (2019), Một số biện pháp tăng cường quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông . Tạp chí giáo dục

5. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học. NXB đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh

6. Huỳnh Toàn, 162 trò chơi sinh hoạt tập thể trong phòng, NXB Trẻ

7. Phó Đức Hòa- Ngô Quang Sơn (2008) , Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, môn Hóa học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

9. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục.

10.https://hachium.com/blog/chuyen-de-ung-dung-cong-nghe-thong-tin- trong-day-hoc/.

11. http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/nhung-xu-the-moi- cua-cong-nghe-trong-giao-duc-6543

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập suốt đời giúp học sinh ôn luyện kiến thức môn hóa học lớp 10 THPT (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)