Cảm biến dùng trong hệ thống

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO VẬT LIỆU VÀ MÀU SẮC (Trang 25 - 27)

2. Điểm mới các kết quả của đồ án, khóa luận:

2.2.4.3. Cảm biến dùng trong hệ thống

Tại mỗi khâu chúng ta dùng cảm biến vị trí của sản phẩm. Khi gặp sản phẩm cảm biến sẽ có tín hiệu báo về bộ điều khiển để ra lệnh điều khiển.

Cảm biến quang

Hình 2.4. Cảm biến quang

Cảm biến quang điện bao gồm một nguồn phát quang và một bộ thu quang. Nguồn quang sử dụng LED và LASER phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy tùy theo bước sóng, một bộ thu quang sử dụng diode hoặc transistor quang. Ta đặt bộ thu hoặc phát sao cho vật cần nhận biết có thể che chắn hoặc phản xạ ánh sáng khi vật xuất hiện. Ánh sáng do LED phát ra được hội tụ qua thấu kính. Ở phần thu ánh sáng từ thấu kính tác động đến transistor thu quang. Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ không tác

động đến bộ thu được. Sóng dao động dùng để bộ thu loại bỏ ảnh hưởng của ánh sáng trong phòng. Ánh sáng của mạch phát sẽ tắt và phát theo tần số mạch dao động. Phương pháp sử dụng mạch dao động làm cho cảm biến thu phát xa hơn và tiêu thụ ít công suất hơn. Lựa chọn điện áp cấp cho cảm biến phải phù hợp với điện áp của mạch điều khiển. Do mạch điều khiển kết nối với bộ điều khiển PLC nên điện áp của cảm biến là 24VDC.

Cảm biến từ

Hình2.5. Cảm biến từ

Cấu tạo: Cảm biến từ gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng. Sóng cao tần đi qua lõi dây sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh lõi dây. Trường điện từ được một mạch bên trong kiểm soát.

Nguyên lí hoạt động: Cảm biến từ có đường kính càng lớn thì sẽ phát ra trường điện từ càng lớn. Khi vật thể kim loại tiến lại đủ gần bề mặt của cảm biến từ, bắt đầu thâm nhập vào vùng có trường điện từ.

Khi hiện tượng này xảy ra, các dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt của vật thể kim loại. Nếu vật thể tiến lại gần hơn bề mặt của cảm biến từ thì dòng điện xoáy sẽ tăng lên và biên độ của từ trường sẽ bị giảm đi. Khi biên độ của trường điện từ đó giảm đến mức nào đó, cảm biến sẽ kích hoạt đưa tín hiệu về bộ điều khiển cảm biến để đóng cắt tiếp điểm.

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Hình 2.6. Cảm biến phản quang

Cảm biến phát hiện độ phản quang của màu sắc hoạt động thông qua sợi cáp quang đưa về 1 amplifier để giải mã, có khả năng nhận được 1 hoặc 2 màu, dễ dàng thực hiện qua thao tác teach-in để lập trình, mỗi màu là 1 ngõ ra riêng biệt và có thể lập trình là NO hoặc NC, delay ngõ ra lên đến 5s thông qua timer tích hợp bên trong, có thể chọn lựa kiểu phát hiện sáng-tối cho sensor. Sensor được sử dụng để phát hiện màu của nhãn, đánh dấu, dây dẫn, chất lỏng,…

Bảo vệ ngắn mạch và ngược cực tạm thời.Tùy vào ứng dụng mà lựa chọn 1 hoặc 4 ngõ ra để có giá thành phù hợp.

Cảm biến trong mô hình là loại cảm biến Autonics BF4RP có nguồn cấp 12- 24VDC, loại PNP, tia phát màu đỏ, dùng để nhận dạng được 2 màu.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO VẬT LIỆU VÀ MÀU SẮC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)