1.4.1.1. Tiềm năng
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều tiềm năng để phát triển một ngành du lịch đa dạng và phong phú với hàng chục ngàn di tích, thắng cảnh. Trong đó có 8 di
sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam, hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tíchđược xếp hạng cấp tỉnh [26].
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang.
Việt Nam còn có rất nhiều vườn quốc gia như Ba Bể, Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, Côn Đảo, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng …
Việt Nam có hàng trăm nguồn nước nóng từ 40 - 100 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi, Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh, Quảng Ninh.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang [26].
Việt Nam là một nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Điều đó tạo nên sựđa dạng trong việc khai thác phát triển du lịch.
Một số di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
Chính những tiềm năng dồi dào và đa dạng đóđã hình thành một nền tảng khá vững chắc để du lịch Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
1.4.1.2. Thực trạng
Trong Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định, du lịch là “ Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, và Đảng ta đặt ra mục tiêu là phải “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”.
Tổng Cục Du lịch (Việt Nam) chính thức được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1978. Tiền thân của Tổng cục là Công ty Du lịch Việt Nam (ra đời năm 1960). Trải qua nhiều biến cố của lịch sử đất nước, từ khi thành lập đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều cố gắng, từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp. Hiện nay ngành du lịch nước ta đã gặt hái được những thành quả rất đáng tự hào.
Bảng 1.1. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Số khách
(Nghìn lượt người) 3.477,5 4.229,3 3.747,4 6.250,9 6.847,7
Tăng trưởng (%) 18,8 18,0 -11,5 19,1 13,9
(Nguồn: Tổng Cục Du lịch[22])
Theo thống kê cho thấy giai đoạn giai đoạn 2005-2013, tốc độ tăng trưởng của lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhìn chung khá nhanh, mặc dù năm 2009 ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có giảm (-11,5%) so với năm trước, tuy nhiên trung bình giai đoạn này tăng trưởng trung bình của khách quốc tế vẫn đạt 12,04%. Năm 2012, số khách quốc tế tăng thêm 3.370,2 nghìn lượt, đạt 6.847,7 nghìn lượt, gấp gần 2 lần so với năm 2005. Bên cạnh đó, du lịch nội địa cũng tăng trưởng liên tục, trở thành động lực chính trong hoạt động du lịch ở nhiều địa phương.
Cùng với sựtăng trưởng về lượng khách, doanh thu du lịch của nước ta cũng tăng đáng kể.
Bảng 1.2.Doanh thu từ khách du lịch giai đoạn 2005 – 2012
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Tổng thu (nghìn tỷ đồng) 30 56 68 130 160
Tốc độ tăng trưởng (%) 15,4 9,8 13,3 35,4 23,1
(Nguồn: Tổng Cục Du lịch [22])
Giai đoạn 2005-2012, doanh thu ngành du lịch Việt Nam tăng rất mạnh, từ 130 nghìn tỷđồng năm 2005 lên 160 nghìn tỷđồng năm 2012, gấp 5,33 lần so với năm
2005. Tốc độtăng trưởng doanh thu giai đoạn này trung bình đạt tới 26,9%. Và năm 2013 tổng doanh thu du lịch cảnước ước đạt con số 200 nghìn tỷđồng, tăng trưởng 25% so với năm 2012.
Trong những năm qua, với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng lên tới hàng nghìn tỷđồng đã góp phần không nhỏ khuyến khích các địa phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế từng vùng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng có bước chuyển mạnh mẽ.
Hiện nay, cả nước có 1.132 cơ sở lữhành (2012); 15.381 nghìn cơ sở lưu trú (CSLT), trong đó có 3.854 cơ sởđược xếp hạng từ1 đến 5 sao, chiếm tỉ lệ 25,06%; gần 278 nghìn phòng, công suất sử dụng đạt 58,8%.
Đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển nhiều sản phẩm, tuyến du lịch mới di chuyển bằng các phương tiện như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không (đã được hiện đại hoá) nối các điểm, các khu du lịch trên khắp cảnước.
Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch, theo thống kê chưa đầy đủ, ngành du lịch hiện có hơn 1,5 triệu lao động đang làm việc, trong đó có khoảng 500 ngàn lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp. Và dựbáo trong năm 2015, con sốtương ứng sẽ là 650 ngàn và 2 triệu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng đang được ngành du lịch quan tâm chú trọng. Mạng lưới với khoảng 248 cơ sở đào tạo du lịch (trong đó có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng) hiện phân bố khắp cảnước và đang được điều chỉnh quy hoạch, xây dựng ngày càng hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch trong tình hình mới.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, ngành du lịch cũng vẫn còn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thách thức cùng với những yếu kém hạn chế cần phải khắc phục như:
Chúng ta chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất điều chỉnh việc tổ chức, kinh doanh, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch;
Chúng ta vẫn chưa đào tạo đủ đội ngũ nhân viên du lịch (lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên…) có nghiệp vụ, có văn hoá, biết ngoại ngữđể đáp ứng yêu cầu của thịtrường đang ngày càng tăng;
Đầu tư về du lịch của chính phủtuy đang cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta. So với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia thì chúng ta đi sau các nước này đến gần hai thập kỷ vềlĩnh vực du lịch.
Mặc dù tiềm năng du lịch ở Việt Nam là rất lớn song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai thác các tiềm năng tự nhiên hoặc có sẵn thì ngành du lịch khó có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
1.4.2.1. Tiềm năng
Có thể nhận thấy, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo…Do đó vùng ĐBSH&DHĐB cũng là một khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là yếu tố thuận lợi phát triển du lịch.
Phía đông vùng giáp vịnh Bắc Bộ, tổng chiều dài bờ biển 620 km, có tài nguyên du lịch biển đặc sắc với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng. Đặc biệt, có quần thể du lịch HạLong đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới. Trong vùng có động Hương Tích, được mệnh danh "thiên nam đệ nhất động", Ao Vua, Suối Hai, Tam Cốc, Bích Ðộng, Côn Sơn, các vườn quốc gia Cúc Phương, đảo Cát Bà, ... Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú. Một số mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v… Hiện đã phát hiện và đưa vào sử dụng các mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)…
Là cái nôi của nền văn minh sông Hồng vì vậy vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật, cụ thể: Toàn vùng có 2.232 di tích cấp quốc gia trong tổng số 3.125 di tích (chiếm 71,4 %) [26]; có nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ thời tiền sử có giá trị; những lễ hội truyền thống nhưđền Trần, Hội Lim (Bắc Ninh), Hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Hương; Đặc biệt, vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm của vùng với hơn 1.000 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia có nguồn tài nguyên nổi bật. v.v…
Ngoài ra, vùng ĐBSH&DHĐB còn có nhiều lợi thế khác để phát triển du lịch như: hệ thống sân bay, bến cảng, quốc lộ, đường ngang Đông - Tây, đường sắt, phát triển hàng đầu cảnước; là nơi có đội ngũ trí thức đông đảo và đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động du lịch; có hệ thống cơ sở lưu trú đông đảo, chất lượng ngày càng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch … Các đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm, mực.v.v…ở khu vực này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ biển như hàng hàng mỹ nghệ, đồlưu niệm cũng rất có giá trịđối với du lịch.
Ðó là những cơ sở để phát triển kinh tế du lịch đa dạng, phong phú, tạo sức hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
1.4.2.2. Thực trạng
ĐBSH&DHĐB là một khu vực có nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng phát triển rất nhanh, đứng thứ hai chỉsau vùng Đông Nam Bộ.
Sự phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB trong thời gian qua ngoài các yếu tố về cơ chế chính sách, về sự cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động ngành, luôn gắn liền với việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và phong phú của vùng.
Trong những năm gần đây, tiềm năng du lịch của vùng đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm không chỉ của các nhà làm du lịch mà còn của các nhà hoạch định kinh
tếnói chung. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSH&DHĐB, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Thành tựu của vùng có thểđiểm qua bằng một vài con số cụ thểnhư:
Số lượng khách quốc tế đến với các địa phương trong vùng đạt khoảng 6,5 triệu lượt người (2012) tăng hơn khoảng 2 triệu lượt so với năm 2005. Trong đó Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng lần lượt là những địa phương có số lượt khách du lịch quốc tếđến nhiều nhất vùng.
Về doanh thu, năm 2012, vùng ĐBSH&DHĐB đạt trên 41.000 tỷ đồng (xếp thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ, 75.803,4 tỷ đồng), chiếm khoảng 25,6% tổng doanh thu du lịch cả nước. Trong đó, Hà Nội đóng góp nhiều nhất với 32.000 tỷ đồng (2012), chiếm khoảng 78% tổng doanh thu toàn vùng [22].
Về số CSLT, tính đến năm 2012, toàn vùng có 3.686 cơ sở với 55.680 buồng tăng 1.327 cơ sở và 13.613 buồng so với năm 2007 (2.359 cơ sở và 42.067 buồng); số CSLT của vùng được xếp hạng từ 1-5 sao cũng tăng đáng kể: năm 2007 là 405 cơ sở, đến năm 2012 tăng lên 572 cơ sở… [22]. Chất lượng phục vụ tại các CSLT ngày càng được nâng cao.
Mặc dù cũng đạt được khá nhiều thành tựu rất đáng tự hào, tuy nhiên, phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự liên kết vùng và chưa bền vững. Chẳng hạn như vịnh Hạ Long, với vị trí là "di sản thiên nhiên" lớn nhất ở khu vực, nơi có nhiều thắng cảnh đặc sắc, song các hoạt động du lịch ở khu vực này còn tương đối đơn điệu, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn du lịch lớn tới đầu tư. Ngoài ra, nhiều điểm tài nguyên có giá trị khác của vùng vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để khơi dậy những tiềm năng hết sức to lớn của vùng ĐBSH&DHĐB, nhanh chóng đưa vào khai thác, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của vùng và của các địa phương.
Tiểu kết chương 1
Ngày nay du lịch thực sự trở thành một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội hiện đại. Nó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phục hồi và tái tạo sức sản xuất của con người. Ngành du lịch ra đời, phát triển và ngày càng khẳng định vị trí và vai trò cực kì to lớn của mình trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nói chung và thực trạng phát triển du lịch của một vùng lãnh thổ hay một địa phương nói riêng sẽ mang nhiều ý nghĩa và có giá trị thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch ngày một phát triển theo hướng bền vững hơn.
Trong Chương 1, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch đã được trình bày một cách cơ bản. Cụ thể:
Chương 1 đã nêu rõ được các khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch; trình bày được vai trò, chức năng của du lịch cũng như các nhân tốảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch; đồng thời trình bày được các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch cho cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã trình bày được cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch như: tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở trên là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình sẽ được trình bày ởChương 2.
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên thuộc vào loại nhỏ so với các tỉnh thành trong cả nước, khoảng 1.378,1km2 (theo Niên giám thống kê Ninh Bình, 2012). Tỉnh Ninh Bình nằm ở vị trí ngã ba của ba khu vưc: đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, với chiều dài 12,7km; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Ý Yên và huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, lấy con sông Đáy làm giới hạn, với chiều dài 78,9km; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ với chiều dài 20,5km; phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa với chiều dài 88,4km; phía Tây Bắc giáp hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình với chiều dài khoảng 77,4km [21].
Về tọa độ địa lý, tỉnh Ninh Bình có giới hạn từ 19o47’ vĩ độ Bắc (cửa sông