Giải pháp về tổ chức quy hoạch và công tác thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh ninh bình thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)

Quy hoạch khu du lịch là một công việc không đơn giản bao gồm quá trình nghiên cứu tổng hợp vềcác điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, luật pháp, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của du lịch nói riêng nhằm xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch làm cơ sở để lập ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính khả thi, cân đối cung – cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đặc thù, độc đáo, thu hút khách.

Việc lập quy hoạch phát triển du lịch là cần thiết và quan trọng nhưng phải đảm bảo tính thống nhất của các yếu tố trong du lịch, đồng thời phải được đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh. Quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, bởi vì sự phát triển du lịch chủ yếu phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa của địa phương. Khi lập quy hoạch phải xem xét đến tất cả các yếu tố về môi trường và tính đến những lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch.

Xây dựng quy hoạch du lịch cần phải được diễn ra trước khi các điểm, các khu du lịch đi vào hoạt động. Có như thế mới phát huy được vai trò là định hướng cho sự phát triển. Sau đó, trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà

có các điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế phát triển du lịch của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, cảnước và thế giới.

Công tác thực hiện quy hoạch diễn ra trong sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng cả về lĩnh vực chuyên môn và điều hành quản lý hành chính nhà nước. Cụ thểnhư sau:

-Tiến hành việc xác định rõ ranh giới quy hoạch du lịch của các khu du lịch trên các địa bàn (huyện, thị, thành phố) đã được cấp phép, sau khi đã có sự bàn bạc thống nhất với các cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh về quản lý quy hoạch, xây dựng như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các ban ngành và chính quyền các địa phương có liên quan.

- UBND tỉnh chỉ đạo các chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ lãnh thổđược quy hoạch. Trước mắt nghiêm cấm việc xây dựng mới hoặc cơ nới cải tạo các công trình trên phạm vi lãnh thổđược quy hoạch để phát triển du lịch.

- UBND tỉnh chỉ đạo và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn tình trạng “chia ô” trong đầu tư xây dựng tại các khu, điểm du lịch mới phát triển nhất là các điểm, khu du lịch có vai trò quan trọng đối với toàn tỉnh chẳng hạn như khu Quần thể danh thắng Tràng An.

- Ninh Bình cần nhanh chóng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các địa phương trong vùng và cả nước để không ngừng tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo động lực thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch của tỉnh nhà nói riêng, của vùng và cảnước nói chung.

- UBND tỉnh chỉđạo sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch (khách sạn, lữ hành, vận chuyển …) theo hướng chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

- Cần sớm xác lập và hình thành những nhân tố tích cực trong chuyên môn hóa theo ngành và theo lãnh thổ, tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quản lí và khai thác phát triển giữa các ngành kinh tế trên cùng một lãnh thổ, đặc biệt là giữa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển du lịch đứng từgóc độ đảm bảo các yếu tố cảnh quan,

tài nguyên và môi trường du lịch.

- Xây dựng các dự án có tính khả thi cao nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là hình thành vùng trọng điểm du lịch với nhiều tuyến du lịch đa dạng, nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn, mang bản sắc riêng của Ninh Bình.

- UBND tỉnh cần phối hợp với Tổng Cục Du lịch, chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ban ngành có liên quan của tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và người lao động nói chung trong ngành du lịch của các địa phương; chú trọng vào việc đào tạo nghiệp vụ và kĩ năng giao tiếp cho họ để trong quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động du lịch sẽđem lại hiệu quả cao nhất.

Về quản lý quy hoạch: Căn cứ vào Luật du lịch và tình hình thực tế, UBND tỉnh sẽ giao quyền quản lý về quy hoạch du lịch của tỉnh cho các sở, ban, ngành hoặc các Ban quản lí dự án phát triển du lịch của tỉnh trong đó Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch có vai trò làm nóng cốt. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các ban quản lý, đơn vị được giao quản lý, khai thác các khu du lịch phải có trách nhiệm giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ du lịch…trong các khu vực quy hoạch, nếu có các hành vi làm trái với quy hoạch và xâm hại đến tài nguyên du lịch phải phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng để xửlý nghiêm các hành vi đó và báo cáo ngay bằng văn bản tới UBND tỉnh, hoặc Bộ chủ quản để giải quyết triệt để, đảm bảo việc đầu tư khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh ninh bình thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)