- Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm Ghi rõ
27 + Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận, các hoá chất cần sử
+ Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận, các hoá chất cần sử dụng.
+ Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, thể tích… hoặc các thông số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm
+ Vận dụng các kiến thức về tính chất của cacbon cũng như các kiến thức khác liên quan để giải thích cơ chế hoạt động của thiết bị lọc nước cũng như sự lựa chọn các nguyên vật liệu và các thông số kĩ thuật.
Một số hình ảnh hoạt động 2:
Đại diện nhóm 1 báo cáo
28
29
Hoạt động 3: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ LỌC NƯỚC MINI
(Thời gian: 3 ngày ở nhà)
a. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế sản phẩm thiết bị lọc nước mini.
b. Nội dung:
- HS tìm hiểu các vật liệu có khả năng lọc nước (cát, sỏi, than, bông, xơ dừa, vải..)
- HS tìm hiểu về hệ thống tự bơm nước.
- HS thảo luận về các thiết kế khả thi của sản phẩm và đưa ra giải pháp có căn cứ.
- HS xây dựng phương án thiết sản phẩm và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế và nộp cho giáo viên.
Yêu cầu:
- Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của sản phẩm và các nguyên vật liệu sử dụng…
- Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Bài báo cáo kiến thức.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế sản phẩm theo các tiêu chí.
- Poster hoặc bài trình chiếu powerpoint bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
+ Cấu tạo (hình vẽ).
+ Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng). + Nguyên lí hoạt động.
d. Cách thức tổ chức hoạt động.
Bước 1: Thí nghiệm khám phá kiến thức
Chuẩn bị:
+ Chai nhựa trong suốt đã sử dụng (chai nước khoáng…) + Cát, sỏi, than hoạt tính (than gỗ), xơ dừa, bông… (rửa sạch)