Hoạt động 6: TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN SẢN PHẨM “THIẾT BỊ LỌC NƯỚC MINI”

Một phần của tài liệu Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học theo định hướng STEM chương cacbon hóa học lớp 11 ban cơ bản (Trang 43 - 46)

- Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm Ghi rõ

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

3.3.5. Hoạt động 6: TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN SẢN PHẨM “THIẾT BỊ LỌC NƯỚC MINI”

SẢN PHẨM “THIẾT BỊ LỌC NƯỚC MINI”

(Thời gian 45 phút ở lớp) a. Mục đích:

Sau hoạt động này, HS có khả năng:

- Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm, trình bày được cách vận hành và thao tác được trên thiết bị lọc nước.

- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm. - Đề xuất các ý tưởng cải tiến thiết bị lọc nước.

b. Nội dung:

HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của thiết bị lọc nước và đề xuất các phương án cải tiến.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

- Bản đề xuất cải tiến thiết bị lọc nước mini.

- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “thiết bị lọc nước mini”.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:

Bước 1: GV nêu yêu cầu bài báo cáo của mỗi nhóm:

+ Nội dung báo cáo của mỗi nhóm - Tiến trình thi công sản phẩm

- Vận dụng những kiến thức đã học nào? trong môn gì? - Kết quả các lần thử nghiệm

- Phương án thiết kế cuối cùng - Cách sử dụng thiết bị lọc nước + Thời gian báo cáo: 5 phút

+ Hình thức báo cáo: Thuyết trình dựa vào bản thiết kế đã hoàn chỉnh và sản phẩm.

Bước 2: Thử nghiệm sản phẩm

– Các nhóm HS sử dụng thiết bị lọc nước để lọc nước do GV chuẩn bị trước lớp. – GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá thiết bị lọc nước cho các nhóm.

44

NHÓM……. LỚP ………

Thứ tự lần thử

Nước cần lọc Nước thu được sau khi lọc Thời gian lọc Thể tích Độ pH Độ trong Thể tích Độ pH Độ trong 1 2 3

Bước 3: Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp

- HS và GV nhận xét về sản phẩm thiết bị lọc nước - GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.

+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến cacbon. + Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm + Kĩ năng làm việc nhóm

+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.

Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết

1. Thiết bị lọc nước mini gồm những loại vật liệu gì? Kích thước, khối lượng của mỗi loại vật liệu? Cách bố trí các lớp vật liệu vào thiết bị lọc? Em hãy cho biết công dụng của các loại vật liệu? Quy trình thực hiện như thế nào?

2. Em đã vận dụng những kiến thức nào của cacbon để chế tạo thiết bị lọc

nước?

3. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án?

4. Trong quá trình thực hiện, nhóm em có phát hiện vấn đề nào cần khắc phục không?

5. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?

6. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế

45

Một số kiến thức GV lưu ý thêm cho HS:

Lớp cát: Cát đen giữ lại các vật thể trôi nổi - Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh

Loại cát thạch anh được sử dụng trong lọc nước để lọc các thành phần lơ lửng có kích thước hạt nhỏ không có khả năng kết tủa khi để lắng tự nhiên. Trong quá trình lọc, trên bề mặt cát thạch anh sẽ tạo ra lớp màng lọc hỗ trợ cho quá trình lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát thạch anh sẽ giúp hấp thu Asen khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm Asen. Cát thạch anh là tác nhân rất tốt trong việc giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc.

- Lớp than hoạt tính: khử các chất hòa tan trong nước. Do có đặc tính hấp

phụ cao nên than hoạt tính được dùng trong xử lý nước với mục đích:

+ Giúp loại bỏ các hạt, tạp chất bẩn trong nước khi đi qua than hoạt tính nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than.

+ Bề mặt phân tử than sẽ thu hút các chất hóa học, tạp chất hòa tan trong nước và giữ chúng. Với đặc tính “không hút nước” nhưng “hấp thụ dầu mỡ”, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Clo, Benzen hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước. Chính vì vậy than hoạt tính làm sạch vết của các kim loại nặng hòa tan trong nước, làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan, khử mùi và vị, đặc biệt nước thải công nghiệp chứa các phần tử hữu cơ độc hại hoặc các phần tử có độ bền vững bề mặt cao ngăn cản các quá trình xử lý sinh học.

+ Khử Clo dư trong nước. Khi tiệt trùng nước bằng clo thường phải giữ lại một lượng Clo dư trong thời gian tiếp xúc để đảm bảo khả năng tiệt trùng tiếp trên đường ống dẫn. Lượng Clo dư này gây mùi khó chịu, có thể dùng than hoạt tính để khử.

+ Than hoạt tính sau khi hấp thụ “No” lượng tạp chất sẽ bão hòa và do vậy không còn tác dụng lọc hiệu quả. Sau một thời gian nhất định cần phải được thay thế để bảo đảm hiệu quả lọc cao nhất.

- Ngoài ra có thể thể thêm lớp mangan

Cát Mangan (Mn) là loại quặng có khối lượng nhẹ được phủ bằng một lớp vỏ bên ngoài, vỏ bọc này cung cấp cho hạt lọc một khả năng lọc tiếp xúc và bản thân trung gian này cũng làm tăng khả năng oxi hóa của hạt. Vỏ bọc này tạo cho hạt một dải vận hành rộng hơn bất cứ một chất lọc sắt trung gian nào. Do bản thân khối lượng trung bình của hạt nhỏ nên lượng nước cần thiết để sục ngược thấp hơn so với các hạt lọc khác.

Một phần của tài liệu Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học theo định hướng STEM chương cacbon hóa học lớp 11 ban cơ bản (Trang 43 - 46)