Câu 2: Biết ( Nêu được cấu tạo của lực kế) Cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản bao gồm:
E. Kim chỉ thị, bảng chia độ, lò xo F. Kim chỉ thị, lò xo, vỏ lực kế G. Lò xo, bảng chia độ, vật nặng H. Bảng chia độ, lò xo
Đáp án: A
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được cách sử dụng lực kế) Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: Khi sử dụng lực kế cần chú ý:
E. GHĐ và ĐCNN của lực kế
F. Điều chỉnh số 0 và đặt lò xo của lực kế dọc theo phương của lực cần đo G. Đặt lực kế theo phương thẳng đứng, điều chỉnh số 0
H. Cả A, B đều đúng Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Biết sử dụng lực kế khi đo một vật)
Một học sinh dùng lực kế đo trọng lượng của một vật nặng kết quả ghi được là 5,3N. ĐCNN của lực kế đã dùng là bao nhiêu?
A. 1,0N B. 0,5N C. 0,2N D. 0,1NĐáp án: D Đáp án: D
Phần 02: TL ( 2câu )
Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức p để xác định trong lương của một vật) Một học sinh có khối lượng 35kg. Vậy có trọng lượng bao nhiêu niu tơn?
Đáp án: 350N
Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức p để giải thích hiện tượng trong thực tế) Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm còn khối lượng thì không thay đổi?
Đáp án: Trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật, càng lên cao lực hút của trái đất càng giảm nên trọng lượng giảm. Khối lượng chỉ lượng chất tạo nên vật. Lượng chất này không thay đổi theo độ cao nên khối lượng không thay đổi theo độ cao.
BÀI : KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG Phần 01: TNKQ (4 câu )
Câu 1: Biết ( Nhận biết được công thức tính khối lượng riêng và đơn vị) Công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng là:
A. D=m.V và kg.m3 B. D =m/V và kg/m3
C. D= m.V và kg/m3 D. D= V/m và m3/kg Đáp án: B
Nói sắt nặng hơn nhôm có nghĩa là:
A. Khối lượng sắt nặng hơn khối lượng nhôm
B. Khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm C. Trọng lượng sắt nặng hơn trọng lượng nhôm
D. Cả A và C đều đúng Đáp án: B
Câu 3: Hiểu ( Biết được CT tính D =m/V để so sánh các chất)
Cho 3 quả cầu đặc làm bằng 3 chất khác nhau: chì , sắt, nhôm. Ba quả có cùng thể tích. Có 4 ý kiến như sau:
A. Khối lượng của quả cầu bằng chì là lớn nhất B. Khối lượng của quả cầu bằng nhôm là lớn nhất C. Khối lượng của quả cầu bằng sắt là lớn nhất D. Ba quả có khối lượng bằng nhau
Theo em, câu trả lời nào đúng? Đáp án: A
Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức để tính khối lượng riêng)
Cho 1 vật có khối lượng 5,4 kg, thể tích là 0,002m3. Khối lượng riêng của chất làm nên vật là:
A. 0,0108kg/m3 B. 2700kg/m3 C. 0,0108kg.m3 D. 2700kg.m3
Đáp án: B
Phần 02: TL (2 câu )
Câu 1: VDT (Vận dụng được công thức để tính khối lượng riêng)
1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem và so sánh với khối lượng riêng của nước.
Đáp án: 1111,1kg/m3 lớn hơn khối lượng riêng của nước.
Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức để tính khối lượng riêng)
Lan có một bức tượng nhỏ không thấm nước. Lan muốn xác định xem bức tượng đó làm bằng chất gì trong khi Lan chỉ có một cái cân và một bình chia độ. Em hãy giúp Lan làm việc đó.
Đáp án: Dùng cân xác định khối lượng m của bức tượng , dùng bình chia độ xác định thể tích của bức tượng. Dùng công thức D để tìm ra khối lượng riêng, đối chiếu với khối lượng riêng sẽ tìm ra chất làm ra bức tượng.
BÀI : KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (tt) Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Nhận biết được công thức tính trọng lượng riêng và đơn vị) Công thức tính và đơn vị của trọng lượng riêng là:
A. d = P.V và N/m3 B. d= P/V và kg/m3
C. d= P/V và N/m3 D. d= V/P và N.m3
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Biết được mối liên hệ giữa trong lượng riêng và khối lượng riêng) Một bạn học sinh sau khi tính toán khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một số vật đã ghi được kết quả như sau:
A. Vật 1: D1 = 700 kg/m3 , d1 = 700N/m3
C. Vật 3: D3 = 2300kg/m3, d3 = 230N/m3
D. Vật 4: D4 = 1800kg/m3 , d4 = 18000N/m3
Kết quả nào ghi đúng? Đáp án: D
Câu 3: Hiểu (Hiểu được mối liên hệ giữa trong lượng riêng và khối lượng riêng) Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
A. Trọng lượng riêng tỉ lệ thuận với khối lượng riêng B. Trọng lượng riêng tỉ lệ nghịch với khối lượng riêng C. Trọng lượng riêng bằng khối lượng riêng
D. Hai đại lượng không liên quan với nhau. Đáp án: A
Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng)
Một vật có trọng lượng 78N, thể tích 0,03m. Trọng lượng riêng của chất làm nên vật là:
A. 2,34N/m3 B. 2,34N.m3 C. 2600N.m3 C. 2600N/m3
Đáp án: D
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT ( Biết được công thức và đơn vị của trọng lượng riêng , công thức và đơn vị của khối lượng riêng để giải thích)
Khi nêu lên mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng một bạn học sinh đã viết: 2700kg/m3 = 2700N/m3. Bạn đó viết có đúng không? Vì sao? Nếu sai thì sửa lại như thế nào?
Đáp án: Không đúng, vì 2700kg/m3 là khối lượng riêng của một chất , còn 2700N/m3
là trọng lượng riêng của chất ấy. Sửa lại là nếu D= 2700kg/m3 thì d= 2700N/m3. Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức tính trọng lượng riêng để giải bài toán) Mỗi hòn gạch có hai lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch.
Đáp án: Tóm tắt, Tìm thể tích 2 lỗ của hòn gạch-> Tìm thể tích của hòn gạch-> Tìm D-> Tìm d=? ( đổi cùng đơn vị).
BÀI: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Phần 01: TNKQ (4 câu )
Câu 1: Biết (Biết các loại máy cơ đơn giản )
Những dụng cụ nào dưới đây là những máy cơ đơn giản? A. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, lò xo
B. Đòn bẩy, lò xo, ròng rọc
C. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc D. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, đồng hồ Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Biết được tác dụng của máy cơ)
Khó khăn gặp phải khi kéo trực tiếp vật nặng từ dưới hố sâu lên theo phương thẳng đứng là:
A. Tư thế đứng kéo không thuận lợi B. Phải tập trung nhiều người
D. Cả A và B Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được tác dụng của máy cơ đơn giản ) Tác dụng của máy cơ đơn giản là:
A. Làm giảm số người lao động
B. Giúp hoàn thành công việc nhanh hơn C. Giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn D. Cả A và C đều đúng
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính trọng lương của một vật để xác định được lực nâng vật lên)
Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 20N B. F = 20N C. 20N < F < 200N D. F= 200N Đáp án: D
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT ( Biết được các loại máy cơ đơn giản trong thực tế)
Hãy kể ra 5 trường hợp cần sử dụng máy cơ đơn giản mà em biết trong đời sống hằng ngày?
Đáp án: Đưa hàng lên cao bằng tấm ván nghiêng, dùng cần kéo nước, dùng ròng rọc đưa xô vữa lên tầng gác, dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng, trò chơi bập be6ng của em bé.
Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức tính trọng lương của một vật để xác định được lực nâng vật lên)
Một thùng sách có khối lượng 50kg bị lăn xuống hố. Bốn em học sinh được giao nhiệm vụ đưa thùng sách lên. Nếu mỗi học sinh có lực kéo là 120N thì bốn học sinh có thể kéo trực tiếp thùng sách đó lên được không?
Đáp án: Không, vì tổng lực kéo của 4 học sinh = 480N, còn trọng lượng thùng sách = 500N lớn hơn nên không kéo lên nổi.
BÀI : MẶT PHẲNG NGHIÊNG Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Biết được tác dụng của mặt phẳng nghiêng) Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là:
A. Để nâng vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật B. Để kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn khối lượng của vật C. Để kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Để kéo vật lên nhanh hơn
Đáp án: C
Câu 2: Biết (Biết được tác dụng của mặt phẳng nghiêng )
Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng) Muốn giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ta cần:
A. Giữ nguyên độ cao kê mặt phẳng nghiêng, tăng chiều dài tấm ván B. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên chiều dài tấm ván C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Biết được lợi ích khi sử dụng mặt phẳng nghiêng)
Khi lăn thùng sơn từ dưới đất lên thùng xe, chú công nhân đã dùng thử bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Với bốn tấm ván, chú công nhân phải dùng các lực có độ lớn khác nhau:
A. F1 =1000N B.F2= 200N C.F3 = 500N D.F4 = 800NTrường hợp nào chú công nhân dùng tấm ván dài nhất? Trường hợp nào chú công nhân dùng tấm ván dài nhất?
Đáp án: B
Phần 02: TL ( 2 câu)
Câu 1: VDT ( Vận dụng được mặt phẳng nghiêng để giải thích các hiện tượng trong thực tế)
Khi đi xe đạp lên dốc cao, làm cách nào để ta phải bỏ ra lực nhỏ nhất ( giả sử đường vắng người)?
Đáp án: Vì dốc cao tương tự như mặt phẳng nghiêng có độ cao không đổi, lực nhỏ hơn khi mặt phẳng nghiêng dài hơn . Muốn vậy ta có thể đạp xe theo đường ngoằn ngoèo mà không đạp thẳng lên dốc có thể giảm lực tác dụng.
Câu 2: VDC (Vận dụng được mặt phẳng nghiêng để giải thích các hiện tượng trong thực tế)
Vì sao muốn lên đỉnh núi cao người ta không làm đường thẳng từ chân núi mà lại làm đường quanh sườn núi?
Đáp án: Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng mà không giảm độ cao người ta phải tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng để được lợi về lực. Làm đường quanh sườn núi làm tăng chiều dài giảm độ nghiêng của đường dốc giúp xe lên núi được dễ dàng hơn.
THÁNG 1:
BÀI : ĐÒN BẨY Phần 01 : TNKQ ( 4 câu)
Câu 1: Biết ( Biết được cấu tạo của đòn bẩy )
Trường hợp nào dưới đây không phù hợp với cấu tạo của đòn bẩy?
A. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, O1 là điểm tác dụng của vật cần nâng, O2 là điểm tác dụng của lực nâng vật
B. OO1 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng lên, OO2 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.
C. O2Olà khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa, O1O là khoảng cách từ điểm tác dụng của vật cần nâng tới điểm tựa.
D. OO1 là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa, OO2 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng lên.
Đáp án: D
Câu 2: Biết (Biết được tác dụng của đòn bẩy )
Dùng đòn bẩy để nâng vật lên, khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (F1)? A. Khi OO2 < OO1 B. Khi OO2 = OO1 C. Khi OO2 > OO1 D. Khi O1O2 < OO1 Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được ví dụ về đòn bẩy trong thực tế) Đòn bẩy đã được vận dụng trong:
A. Kim đồng hồ B. Cân đòn
C. Dùng xẻng xúc đất D. Cả B và C đều đúng Đáp án: D
Câu 4: VDT (Hiểu được tác dụng của đòn bẩy là làm giảm lực kéo)
Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy đang nhỏ hơn khoảng cách OO2 cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1 > OO2?
A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O về phía O1
B. Di chuyển vị trí của điểm tựa O2 ra xa điểm tựa O C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O
D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O Đáp án: D
Phần 02: TL ( 2 câu )
Câu 1: VDT ( Biết vận dụng đòn bẩy để giải thích được các hiện tượng trong thực tế) Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?
Đáp án: Dùng thìa mở dễ hơn vì khoảng cách từ điểm tựa tới ……..
Câu 2: VDC (Biết vận dụng đòn bẩy để giải thích được các hiện tượng trong thực tế) Để ý thấy ở trên cánh cửa, tay nắm cửa bao giờ cũng đặt gần mép cánh cửa. Giai thích?
Đáp án: Cánh cửa đóng, mở dựa theo nguyên tắc đòn bẩy, trong đó bản lề có tác dụng như một điểm tựa và tay nắm cửa là nơi tác dụng lực. Tay nắm cửa ở sát mép cửa là nơi xa bản lề nhất do vậy lực tác dụng vào tay nắm để mở cửa là nhỏ nhất.
BÀI : RÒNG RỌC Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết( Biết được tác dụng của ròng rọc) Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì?
C Lực kéo và hướng của lực kéo D không có lợi gì Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Biết được tác dụng của ròng rọc) Tác dụng của ròng rọc cố định là:
A. Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật
B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. C. Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp. D. Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực Đáp án: B
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được máy cơ đơn giản không cho ta lợi về lực) Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy
Đáp án: B
Câu 4: VDT (Hiểu được tác dụng của máy cơ đơn giản)
Máy cơ đơn giản nào sau đây có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo? A. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định
C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng Đáp án: B
Phần 02: TL ( 2câu)
Câu 1: VDT (Giải thích được ví dụ về sử dụng ròng rọc)
Trên đỉnh cột cờ người ta gắn một ròng rọc cố định.Vì sao người ta không dùng ròng rọc động?
Đáp án: Giúp người đứng dưới đất mà vẫn kéo được cờ lên cao (thay đổi hướng của lực kéo)
Câu 2: VDC (Giải thích được ví dụ về sử dụng ròng rọc)
Có khi nào dùng ròng rọc mà ta phải bỏ ra lực có cường độ lớn hơn trọng lượng của vật không. Vì sao ? Bỏ qua mọi cản trở ở trục ròng rọc và khối lượng của ròng rọc. Đáp án: Không, vì ròng rọc hoặc làm cường độ lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng vật hoặc làm thay đổi hướng của lực kéo chứ không làm tăng cường độ lực kéo. BÀI: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết (Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn) Khi nung nóng một vật rắn, điều gì sau đây sẽ xảy ra? A. Lượng chất làm nên vật tăng B. Khối lượng vật giảm
C. Trọng lượng của vật tăng D. Trọng lượng riêng của vật giảm Đáp án: D
Câu 2: Biết (Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn )
Một vật nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại, khi đó khối lượng của vật: A. Không thay đổi B. Tăng khi nhiệt độ tăng
C. Giảm khi nhiệt độ giảm D. Cả B và C đều đúng Đáp án: A
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút B. Hơ nóng cổ lọ C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ Đáp án: B
Câu 4: VDT (Vận dụng được sự nở vì nhiệt của chất rắn ) Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng:
A. Để trang trí B. Để dễ thoát nước
C. Để khi co giãn vì nhiệt mái không bị hỏng D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án: C
Phần 02: TL ( 2 câu )
Câu 1: VDT (Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích ) Vì sao cánh cửa nhà, cửa tủ bằng gỗ sau một thời gian sử dụng lại hay bị cong vênh? Đáp án: Ban đầu, người thợ mộc làm cánh cửa vừa khít với khung khi nhiệt độ thay đổi, gỗ co giãn không đều dẫn đến cong vênh
Câu 2: VDC (Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích) Trên đường ray hoặc trên các cây cầu, các khớp nối có được đặt khít nhau không, vì sao?
Đáp án: Không, bao giờ các khớp nối cũng được đặt cách nhau vài centimet để tránh trường hợp các phần bị đội lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
THÁNG 2:
BÀI : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất lỏng)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đung nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
Đáp án: C
Câu 2: Biết (Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất lỏng)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Đáp án: B
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng)
Đun nóng một lượng nước từ 00 đến 700 C . Khối lượng và thể tích nước thay đổi như sau:
A. Khối lượng tăng, thể tích không đổi