628N B 314N C 440N D 1256N Đáp án: B

Một phần của tài liệu Cau hoi bai tap Vat li 6 (Trang 51 - 55)

Đáp án: B

Phần 02: TL (2 câu)

Câu 1: VDT ( Biết sử dụng nguyên tắc về bình thông nhau)

Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m2.

Tàu đã nổi lên hay đã lân xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?

Đáp án: Áp suất tác dụng lên vỏ tàu giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu giảm. Vậy tàu đã nổi lên

Câu 2: VDC (Vận dụng được nguyên tắc về bình thông nhau trong thực tế)

Trong hai cái ấm, một ấm có vòi ấm dài cao hơn miệng ấm, ấm còn lại có vòi thấp hơn miệng ấm, ấm nào đựng được nước nhiều hơn?

Đáp án: Ấm có vòi cao hơn thì đựng nước nhiều hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau

BÀI : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Phần 01: TNKQ (4 câu)

Câu 1: Biết ( Nhận biết được áp suất khí quyển) Áp suất khí quyển có được do nguyên nhân nào?

A. Do bề dày của lớp khí quyển bao quanh trái đất B. Do trọng lượng của lớp khí quyển bao quanh trái đất C. Do thể tích của lớp khí quyển bao quanh trái đất D. Do cả 3 nguyên nhân trên

Đáp án: B

Câu 2: Biết (Nhận biết sự tồn tại của áp suất khí quyển)

Các nhà du hành vũ trụ khi đi khoảng không thường phải mặc bộ quần áo đặc biệt. Tác dụng chính của bộ quần áo là:

A. Để chống lại cái lạnh ngoài khoảng không B. Để tránh mưa nắng

C. Để giữ cho áp suất khí quyển bên trong áo bằng áp suất khí quyển trên mặt đất, đồng thời ngăn các tia phóng xạ

D. Cả 3 nguyên nhân trên Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được áp suất khí quyển trong không khí) Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi

D. Có thể tăng và có thể giảm Đáp án: B

Câu 4: VDT ( Hiểu được hiện tượng về áp suất khí quyển)

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra? A. Qủa bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng D. Thổi hơi vào quả bóng bay quả bóng bay sẽ phòng lên

Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Giải thích được hiện tượng về áp suất khí quyển) Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?

Đáp án: Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

Câu 2: VDC ( Giải thích được hiện tượng về áp suất khí quyển) Giải thích vì sao khi đục quả dừa, hộp sữa ta thường phải đục hai lỗ?

Đáp án: Khi đục 2 lỗ thì áp suất khí quyển sẽ tác dụng áp lực vào một lỗ làm sữa , nước dừa chảy ra ngoài qua lỗ còn lại một cách dễ dàng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÀI : LỰC ĐẨY ACSIMET Phần 01: TNKQ ( 4câu)

Câu 1: Biết ( Biết được độ lớn của lực đẩy acsimet) Lực đẩy acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật

D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Đáp án: B

Câu 2: Biết (Biết được độ lớn của lực đẩy acsimet) Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

A. Lực đẩy acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương

B. Lực đẩy acsimet cùng chiều với trọng lực C. Lực đẩy acsimet có điểm đặt ở vật

D. Cường độ lực đẩy acsimet được tính theo công thức F=D.V , với D là khối lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chìm trong chất lỏng của vật Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được sự tồn tại của lực đẩy acsimet)

Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi thế nào?

A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0 Đáp án: B

Câu 4: VDT (Biết được độ lớn của lực đẩy acsimet)

Hai quả cầu X,Y có thể tích bằng nhau, X làm bằng nhôm, Y làm bằng chì . Nhúng chìm X, Y vào cùng một chất lỏng , so sánh độ lớn lực đẩy acsimet Fx, Fy tác dụng lên hai quả cầu:

A. Fx > Fy B. Fx < Fy C. Fx = Fy D. Tùy thuộc vào loại chất lỏng Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Giải thích được sự tồn tại của lực đẩy acsimet)

Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào lớn nhất, bé nhất.

Đáp án: Do ba vật có khối lượng riêng khác nhau, vì khối lượng của ba vật bằng nhau nên vật có khối lượng riêng lớn hơn thì thể tích nhỏ. Vậy thể tích đồng nhỏ hơn thể tích sắt và sắt nhỏ hơn nhôm. Lực đẩy tác dụng vào vật nhôm lớn nhất, bằng đồng bé nhất

Câu 2: VDC ( Vận dụng được công thức về lực đẩy acsimet để tính )

Thể tích của một miếng sắt là 2dm3 . Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy acsimet có thay đổi không? Tại sao?

Đáp án: -Lực đẩy acsimet tac dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước: FA(nước) = dnước. vsắt = 10000. 0,002=20N

Tương tự: FA(rượu) = 16N

Lực đẩy acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau, vì lực đẩy acsimet chỉ phụ thuộc vào d và v.

BÀI : SỰ NỔI Phần 01: TNKQ ( 4 câu )

Câu 1: Biết ( Biết được cách tính lực đẩy acsimet khi vật nổi)

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy acsimet được tính như thế nào? A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước

B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ C. Bằng trọng lượng của vật

D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Đáp án: B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Biết( Biết được một vật trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào) Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Không lực nào B. Lực đẩy acsimet C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy acsimet

Đáp án: D

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng)

Cùng một quả trứng gà nhưng khi thả vào nước với các thời gian khác nhau sẽ ở các trạng thái khác nhau. Thời gian đầu trứng nổi lên, để một thời gian nó sẽ lơ lửng và lâu hơn nữa nó sẽ chìm. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Trứng nổi lên khi F> P B. Trứng chìm khi F< P C. Trứng lơ lửng khi F= P D. Cả 3 kết luận trên đều sai Đáp án: D

Câu 4: VDT ( So sánh được trọng lượng riêng của các vật khi thả chúng vào trong chất lỏng)

Thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc vào thủy ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Nhẫn chìm vì dbạc> dthủy ngân B. Nhẫn nổi vì dbạc < dthủy ngân

C. Nhẫn chìm vì dbạc < dthủy ngân D. Nhẫn nổi vì dbạc > dthủy ngân

Đáp án: B

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT (So sánh được trọng lượng riêng của các vật khi thả chúng vào trong chất lỏng)

Hàng năm, rất nhiều khách du lịch đổ về một địa danh gọi là biển chết. Không hẳn vì ở đâycó thắng cảnh đẹp mà còn có một điều kì lạ là nếu ta thả mình trong nước biển thì dù không biết bơi người vẫn nổi lên. Em hãy vận dụng những hiểu biết của mình để giải thích hiện tượng trên?

Đáp án: Vì nồng độ muối trong nước cao, trọng lượng riêng của nước biển lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể người -> người nổi lên.

Câu 2: VDC ( Vận dụng được công thức tính lực đẩy acsimet để so sánh trọng lượng riêng của nó).

Vật m đặt lên đĩa cân, ngoài không khí đòn cân nằm thăng bằng khi đĩa cân bên kia đặt quả nặng 1kg. Nhúng vật chìm vào nước, đòn cân lệch về phía nào? Phải thêm (bớt) bao nhiêu vào đĩa cân còn lại để đòn cân nằm thăng bằng? Biết vật m có thể tích 15cm3.

Đáp án: Ngoài không khí, khi đòn cân nằm thăng bằng thì trọng lượng của vật m bằng trọng lượng của quả cân , tức là Pm =10N. Trong nước vật m chịu tác dụng của lực đẩy acsimet hướng từ dưới lên nên đòn cân lệch về phía có quả cân. Ta có F= d.v = 10000. 0,000015 =0,15N. Do vậy, phải bỏ bớt ở phần có quả cân một trọng lượng 0,15N tức là 15g thì đòn cân sẽ nằm thăng bằng.

BÀI : CÔNG CƠ HỌC Phần 01: TNKQ ( 4 câu )

Câu 1: Biết ( Biết được các yếu tố của công cơ học) Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển

B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực C. Phương chuyển động của vật

D. Tất cả các yếu tố trên Đáp án: B

Câu 2: Biết ( Biết được công cơ học là gì) Khi nào có công cơ học?

A. Khi vật chuyển động được quãng đường s khác không B. Khi có lực F khác không tác dụng lên vật

C. Khi lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực tác dụng

D. Cả ba trường hợp A, B ,C đều có công cơ học Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công)

Hãy chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Chiếc cặp sách đặt trên bàn, ta nói bàn đã thực hiện một công cơ học để nâng cặp

B. Qủa nặng treo dưới lò xo, ta nói lò xo đã thực hiện một công cơ học để giữ quả nặng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Qủa táo rơi từ trên cây xuống đất, ta nói trọng lượng đã thực hiện một công cơ học

D. Cả ba nhận xét A , B, C đều sai Đáp án: C

Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính công)

Một vật rơi từ độ cao 20dm xuống đất, khi đó trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Biết vật có khối lượng 500g.

Một phần của tài liệu Cau hoi bai tap Vat li 6 (Trang 51 - 55)