10000J B 1000J C 1J D 10J Đáp án: D

Một phần của tài liệu Cau hoi bai tap Vat li 6 (Trang 55 - 59)

Đáp án: D

Phần 02: TL ( 2câu )

Câu 1: VDT ( Giai thích được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công)

Một người bơi ngược dòng sông nhưng người đó vẫn không dịch chuyển so với bờ. Người đó có thực hiện công không, vì sao?

Đáp án: Người bơi vẫn thực hiện công vì so với nước người đó dịch chuyển với vận tốc bằng vận tốc của dòng nước nhưng ngược chiều người bơi sinh công để thắng lực cản của dòng nước.

Câu 2: VDC( Vận dụng được công thức tính công )

Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực

Đáp án: A= 120J

BÀI : ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG Phần 01: TNKQ ( 4 câu )

Câu 1: Biết ( Biết được định luật về công)

Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Vậy tác dụng của ròng rọc cố định là:

A. Giúp ta lợi về lực.

B. Giup ta đổi hướng của lực tác dụng C. Giup ta lợi về công

D. Cả ba tác dụng trên đều đúng Đáp án: B

Nhận xét nào sau đây là sai:

A. Khi dùng máy cơ đơn giản , được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi , không được lợi gì về công

B. Khi dùng mặt phẳng nghiêng nhẵn, nếu chiều dài mặt phẳng nghiêng bằng hai lần độ cao cần đưa vật lên thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng bằng ½ lần lực kéo trực tiếp vật lên

C. Dùng ròng rọc động giúp ta được lợi lợi về lực nên được lợi về công

D. Dùng đòn bẩy nếu điểm tựa càng xa nơi tác dụng lực thì độ lớn lực tác dụng càng nhỏ

Đáp án: C

Câu 3: Hiểu (Hiểu được định luật về công )

Người ta muốn đưa một vật lên độ cao h bằng một ròng rọc động. Như vậy: A. Công sẽ tốn ít hơn

B. Phải kéo dây ngắn hơn đường đi của vật C. Lực kéo lớn hơn trọng lượng thật của vật D. Được lợi hai lần về lực

Đáp án: D

Câu 4: VDT (Vận dụng được công thức tính trọng lượng để xác định lực kéo )

Một vật có khối lượng 10kg dùng một ròng rọc động để đưa vật lên. Lúc đó lực kéo vật là:

A. Fk = 100N B. Fk = 50N C. Fk > 100N D. Fk > 50N Đáp án: B

Phần 02: TL (2 câu )

Câu 1: VDT ( Vận dụng định luật về công để tính F và h )

Để đưa một vật có trọng lượng 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn 8m. Bỏ qua ma sát. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.

Đáp án: F= 210N, h= 4m

Câu 2: VDC (Vận dụng công thức tính công để tính được chiều dài của một vật ) Dúng mặt phẳng nghiêng có độ dài bao nhiêu để đưa vật có khối lượng 20kg lênđộ cao 2m mà chỉ bằng lực 50N?

Đáp án: A= 400J , A=F.l => l=A/F = 400/50 =8m THÁNG 1:

BÀI: CÔNG SUẤT Phần 01: TNKQ (4 câu )

Câu 1: Biết ( Nhận biết được công suất)

Để so sánh tốc độ làm việc của hai máy, người ta so sánh:

A. Công thực hiện của hai máy, máy nào sinh công lớn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

B. Thời gian làm việc của hai máy, máy nào làm thời gian ngắn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

C. Công suất: máy nào làm việc với công suất lớn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

D. Công và thời gian: máy nào sinh công và thời gian thực hiện lớn thì máy đó làm việc với tốc độ nhanh hơn

Đáp án: C

Câu 2: Biết (Nhận biết được công suất)

Một máy thứ nhất thực hiện một công A1 trong thời gian t1. Máy thứ hai thực hiện công A2 = 2A1 trong thời gian t2 = 4t1 . Máy nào có công suất lớn hơn? Tại sao? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Máy thứ hai có công suất lớn hơn vì thực hiện trong thời gian dài hơn và công sinh ra lớn hơn

B. Máy thứ hai có công suất lớn hơn vì công thực hiện lớn hơn

C. Máy thứ hai có công suất nhỏ hơn vì công thực hiện lớn gấp hai lần máy thứ nhất nhưng thời gian lại dài hơn gấp bốn lần

D. Máy thứ hai có công suất bằng với công suất của máy thứ nhất Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Tính được công từ công suất)

Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6h máy đó đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu?

A. 4800J B. 133,33J C. 17280kJ 288kJ Đáp án: C

Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính công suất để so sánh)

Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút. Long thực hiện được một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?

A. Nam làm khỏe hơn Long B. Long làm việc khỏe hơn Nam C. Hai người làm khỏe như nhau D. Không so sánh được

Đáp án: A

Phần 02: TL ( 2câu )

Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức tính công suất để tính vận tốc)

Một đầu máy kéo một chiếc xe bằng lực 2500N chạy đều. Biết công suất làm việc của đầu máy là 25Kw, tính vận tốc mà xe đạt được.

Đáp án: 10m/s

Câu 2: VDC ( Vận dụng được công thức tính công suất)

Một người thợ xây chuyển gạch từ tầng 1 lên tầng 2 có độ cao 4m, biết mỗi lần như vậy anh ta phải mất thời gian 1 phút để chuyển được 10 viên gạch , mỗi viện nặng 1,5kg. Tính công suất làm việc của người thợ đó.

Đáp án: 10W.

BÀI: CƠ NĂNG Phần 01: TNKQ ( 4 câu )

Câu 1: Biết ( Nhận biết khi nào vật có cơ năng) Khi nào vật có cơ năng?

A. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học B. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học C. Khi vật thực hiện được một công cơ học D. Cả ba trường hợp nêu trên

Đáp án: A

Câu 2: Biết ( Nhận biết được vật có khối lượng , vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn)

Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Vật có thể tích càng lớn, thì động năng càng lớn B. Vật có thể tích càng nhỏ, thì động năng càng lớn C. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn

D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được ví dụ về thế năng đàn hồi)

Qủa bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc loại nào? A. ThẾ năng hấp dẫn B. Thế năng đàn hồi

C.Động năng D. Không có năng lượng Đáp án: B

Câu 4: VDT ( Biết được năng lượng của một vật tồn tại ở dạng nào?) Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn B. Thế năng đàn hồi

C. Động năng D. Một loại năng lượng khác Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Biết được hai dạng tồn tại của cơ năng)

Một học sinh rót nước từ phích vào cốc, cơ năng của dòng nước tồn tại ở dạng nào? Đáp án: Thế năng hấp dẫn và động năng

Câu 2: VDC (Nhận biết được động năng)

Khi nào người đứng yên trên mặt đất vẫn có động năng?

Đáp án: Nếu chọn vật mốc ở ngoài trái đất thì người đứng trên trái đất vẫn có động năng.

BÀI : TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: CƠ HỌC Phần 01: TNKQ (4 câu )

Câu 1: Biết ( Nhận biết dấu hiệu của chuyển động cơ học) Tại sao nói mặt trời chuyển động so với trái đất?

A. Vị trí của mặt trời so với trái đất thay đổi

B. Vì khoảng cách của mặt trời so với trái đất thay đổi C. Vì kích thước của mặt trời so với trái đất thay đổi D. Vì cả ba lí do trên

Đáp án: A

Câu 2: Biết (Nhận biết dấu hiệu của chuyển động cơ học)

Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các mô tô chuyển động đối với nhau B. Các mô tô đứng yên đối với nhau C. Các mô tô đứng yên đối với các ô tô

D. Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường Đáp án: B

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được định nghĩa quan tính)

A. Xe bắt đầu xuất phát chuyển động nhanh dần

B. Khi tắt máy, động cơ còn chạy thêm một lúc rồi mới ngừng hẳn C. Vận động viên nhảy xa chạy lấy đà trước khi nhảy

D. Qủa táo rời từ trên cây xuống đất Đáp án: D

Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính lực đẩy ac si mét)

Tính lực đẩy ac si mét tác dụng lên một quả cầu bằng đồng có thể tích 30 cm3 khi được nhúng chìm ở trong nước . Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m2. A. 0,1N B. 0,2N C. 0,3N D. 0,4N

Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình)

Một người đi từ nhà đến cơ quan với vận tốc 40km/h, đi từ cơ quan về tới nhà với vận tốc 45km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.

Đáp án: 42,35km/h

Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình)

Một vận động viên đua xe đang luyện tập trên quãng đường dài 7km, lúc đi anh ta đi hết 15 phút, lúc về đi hết 20 phút. Tính vận tốc trung bình mà anh ta đi được.

Một phần của tài liệu Cau hoi bai tap Vat li 6 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w