Thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư cho sản xuất nước khoáng. Đầu tư xây dựng thêm nhà náy để tăng công suất sản xuất sản phẩm. Tranh thủ quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành, duy trì lợi thế về mặt giá bán sản phẩm.
Dễ thấy lợi thế và kỳ vọng của sản phẩm trong giai đoạn này là tỉ lệ tăng trưởng cao chứ không phải là lợi nhuận cao, kiếm được nhiều tiền. SBU3 nằm ở ô dấu hỏi có khả năng trở thành ô ngôi sao nếu tỉ lệ tăng trưởng giúp SBU3 đạt đến mức thị phần mục tiêu của công ty, và ngược lại nếu SBU không đạt được mức thị phần tốt, khả năng cạnh tranh thấp thì sẽ rơi vào ô con chó và thoái trào, kết thúc vòng đời của một SBU.
Với mục tiêu nhận thức người tiêu dùng về sự tinh khiết. Pepsi có các chiến lược Marketing như: Mời Kols Thanh Hằng - 1 trong những người mẫu nổi tiếng với đời tư trong sạch phù hợp với hình tượng tinh khiết của Aquafina. Với khẩu hiệu “Aquafina - 4 chai 2 lít nước mỗi ngày”
Tham gia chương trình tài trợ về thời gian Aquafina Vietnam International Fashion Week: tầm nhìn xa cho thời trang Việt.
Nhờ vào việc tích cực làm nhà tài trợ vào các chương
trình lớn, tầng suất xuất hiện nhiều nên và chiến lược Kols đúng với tính chất sản phẩm. Aquafina đã lần lượt được biết đến và tinh dùng sử dụng.
d. SBU4 và SBU5 (Questionmark)
Vì vậy đối với các SBU này, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược ' Buid ' (xây dựng) có nghĩa là doanh nghiệp cần tập trung vào mục tiêu củng cố chất lượng sản phẩm và tăng trưởng thị phần. Đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn.
20
Tuy nhiên chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm mới đòi hỏi phải có số vốn đầu tư lớn, tạo ra được sản phẩm với giá bán cạnh tranh bên cạnh đó cần có chiến lược marketing hợp lý.
1.2 Ma trận ANSOFF – Chiến lược tăng trưởng của Suntory PepsiCo Việt Nam PepsiCo Việt Nam
Igor Ansoff, trong nghiên cứu năm 1957, đưa ra định nghĩa chiến lược sản phẩm – thị trường là “một sự kết hợp của một dòng sản phẩm và tập hợp các nhiệm vụ tương thích mà các sản phẩm này được thiết kết để đảm nhiệm” (Ansoff, 1957).
Mục tiêu chính của ma trận phát triển Sản phẩm – Thị trường (product-market
growth matrix) là phân loại và giải thích các chiến lược tăng trưởng doanh thu, thị phần khác nhau đối với một doanh nghiệp; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị chiến lược trong việc đưa ra quyết định phù hợp. Như đúng tên gọi, ma trận Ansoff được xây dựng trên hai tiêu chí là sản phẩm (hiện tại và mới) và thị trường (hiện tại và mới), hình thành hai trục của ma trận và phân thành bốn khung chiến lược (Ansoff, 1957) như hình trên.
1.2.1 Ma trận Ansoff của Suntory PepsiCo Việt Nam
- Các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp: Nước khoáng đóng chai Aquafina, nước tăng lực Sting, Trà ô long Tea+ Plus, Nước ngọt có ga Pepsi, Mirinda… - Thị trường hiện tại: Thị trường trong nước và các tỉnh thành.
- Các sản phẩm tiềm năng của doanh nghiệp: Nước giải khát vị lúa mạch All Free, Pepsi Blackpink, Pepsi hương cà phê.
- Thị trường tiềm năng: Khắp các vùng nông thôn và các nước lân cận.
• Ma trận Ansoff của Suntory PepsiCo Việt Nam:
21
Sản phẩm Thị trường
Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới
Thị trường hiện tại
Thâm nhập sâu vào thị trường
Pepsi, Aquafina, Sting, Trà lipton, Mirinda, Trà Ô long
Phát triển sản phẩm
Goodmood, Pepsi Hương chanh, Pepsi BlackPink, Sting vàng nhân sâm
Thị trường mới
Phát triển thị trường
Boss Cafe, Sting dâu
Đa dạng hóa
Nước uống All Free, Pepsi Cafe
Hình 8 - Ma trận Ansoff của PepsiCo
Phân tích các chiến lược:
• Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường: Đối với các sản phẩm như Pepsi truyền thống, Aquafina, Sting, Trà Ô long, 7up được phân phối trên khắp 64 tỉnh thành với hơn 3000 điểm bán lẻ đã có các chiến lược thâm nhập như:
- Chiến lược giá là chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp
nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn. Dùng định giá chiếc khấu và định giá theo sản phẩm chọn lọc
- Chiến lược chiêu thị: “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào
lũ lụt”. Và quảng cáo rầm rộ, các chương trình uống nước Pepsi miễn phí tại các điểm công cộng như trường học, đại học, bệnh viên, các hội chợ thương mại,...
- Pepsi kết hợp với nhiều đối tác kinh doanh như KFC, Lotteria, Rạp chiếu phim, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, chợ để tăng độ nhận diện sản phẩm và ngày càng được nhiều người yêu thích.
- Phát triển thị trường: Để phù hợp với nhu cầu về hương vị, PepsiCo đã cho ra đời Sting dâu để tăng phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, với một đất nước
22
đặc sản cà phê, Boss Cafe ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành sản phẩm “đúng điệu” theo tiêu chuẩn của khách hàng.
- Phát triển sản phẩm: PepsiCo liên tục phát triển sản phẩm từ hương vị đến hình thức bên ngoài vô cùng bắt vị và bắt mắt như Pepsi hương chanh, Pepsi Blackpink. Với chiến lược phát
triển sản phẩm, Pepsi vừa thỏa mãn nhu cầu ngày càng khó khăn của khách hàng, bên cạnh đó còn đem lại niềm vui thích sở hữu sản phẩm như bộ sưu tập Blackpink.
- Đa dạng hóa: Với sức cạnh tranh ngày càng lớn của các thương hiệu, PepsiCo không ngừng cải biên, đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng xu thế của thị trường. Việc sử dụng nước giải khát có cồn hiện nay đang hạn chế ở Việt Nam, vì vậy PepsiCo đã có một sản phẩm thay thế hết sức linh hoạt và “hợp thời” là nước giải khát vị lúa mạch All Free. Bên cạnh đó, sản phẩm kết hợp giữa Pepsi và Cafe chưa về đến thị trường Việt Nam nhưng hứa hẹn sẽ là một sản phẩm bùng nổ trong thời gian tới.