Kết quả phân đoạn và dán nhãn

Một phần của tài liệu Phân loại trạng thái cảm xúc căng thẳng và thư giãn dựa trên tín hiệu điện não và biến thiên nhịp tim (Trang 76 - 78)

Sau khi lọc nhiễu cho tín hiệu, chúng tơi thực hiện cơng đoạn phân đoạn và dán nhãn cho tín hiệu. Như đã trình bày ở mục 3.5.2, với mơi buổi thí nghiệm, chúng tơi se phân được 12 đoạn (mẫu) tín hiệu gồm 6 mẫu căng thẳng và 6 mẫu thư giãn. Chúng tơi đã thực hiện 20 ca đo trên 17 đối tượng (14 nam 3 nữ) nên tổng cộng se cĩ 20*12=240 mẫu tất cả.

Nhắc lại, như đã trình bày ở phần phương pháp ở mục 3.5.2, việc dãn nhãn cho các mẫu này se được thực hiện dựa trên 2 tiêu chí:

- Kết quả tự đánh giá của đối tượng phải trùng với mục tiêu của bài kích thích. - Mức độ bị kích thích của đối tượng phải lớn hơn hoặc bằng 25%.

Những mẫu khơng thoả hai tiêu chí trên se bị xem là khơng đạt và se bị loại bỏ. Ngồi ra, các mẫu cĩ tỷ lệ nhiễu lớn cũng se bị loại bỏ. Việc đánh giá một mẫu cĩ tỷ lệ nhiễu quá lớn se được thực hiện thủ cơng bằng cách xem xét liệu các tác nhân nhiễu cĩ làm mất đi hình dạng của tín hiệu hay khơng, hoặc là thời gian xuất hiện nhiễu dài hơn 3 giây.

Với việc chọn lọc mẫu như vậy, chúng tơi đã loại bỏ được 42 mẫu khơng đạt và giữ lại 198 mẫu để dùng cho việc huấn luyện. Ví dụ của hai mẫu ở hai trạng thái căng thẳng và thư giãn xem hình 4.3.

Hình 4.3 Ví dụ hai mẫu tín hiệu căng thẳng và thư giãn.

Hai đồ thị ở hàng đầu tiên là của tín hiệu EEG tại kênh O2-Ref. Trên hai đồ thị này ta cĩ thể thấy vùng sĩng Alpha trội hơn tất cả các thành phần sĩng não khác khi ở trạng thái thư giãn. Cần phân biệt là tín hiệu EEG cũng se trội Alpha nếu đối tượng đang ở trạng thái thức và nhắm mắt, tuy nhiên dạng sĩng Alpha khi đĩ se trội liên tục chứ khơng phân cụm như trong ví dụ này (khi đối tượng thật sự thư giãn).

Hai đồ thị ở hàng giữa là của tín hiệu EOG ước tính (được bằng phương pháp Multi- thresholding của nhĩm). Ta cĩ thể thấy rõ trên đồ thị rằng các hoạt động của mắt cĩ tần suất cao hơn nhiều so với khi thư giãn. Điều này cĩ thể gỉai thích theo sinh lý đã đề cập ở phần tổng quan là do ở trạng thái đánh-hay-tránh khi căng thẳng, mắt của đối tượng se được tăng cường hoạt động để nắm bắt thật nhiều thơng tin để chuẩn bị đối phĩ với các tác nhân gây căng thẳng khiến cho mắt của đối tượng se khơng ngừng hoạt động như nhìn xung quanh, liếc nhanh qua lại, cũng như chớp mắt nhiều hơn do mắt bị mỏi khi hoạt động nhiều.

Cuối cùng là hai đồ thị của tín hiệu HRV trích được từ ECG. Trên đồ thị này cĩ thể thấy rõ hơn sự tuần hồn của tính hiệu HRV cũng như biên độ của tín hiệu của tín hiệu HRV cũng cao hơn khi ở trạng thái thư giãn so với khi căng thẳng. Ngồi ra, giá trị trung bình của các khoảng RR khi thư giãn cũng lớn hơn khi căng thẳng cho thấy nhịp tim khi thư giãn cũng se thấp hơn khi căng thẳng.

Các đặc trưng của ba tín hiệu ở hai trạng thái tuy cĩ thể nhận thấy sơ bộ bằng mắt thường như trên hình nhưng để dùng cho việc tính tốn và phân loại thì se cần phải tính tốn sâu hơn nữa để trích xuất ra các đặc trưng. Kết quả của việc trích xuất này se được thể hiện ở mục 4.2 tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân loại trạng thái cảm xúc căng thẳng và thư giãn dựa trên tín hiệu điện não và biến thiên nhịp tim (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w