Quy trình nuôi trong nhà

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Diêu Hồng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc (Trang 39)

Bao gồm 5 bể trụ tròn thể tích 18,84 m3 nuôi luân chuyển cá hồi và 10 bể hình trụ chữ nhật thể tích 2m3 đang nuôi cá chạch sông.

Giai đoạn chuẩn bị:

Trước khi thả cá lau dọn các bể nuôi sạch sẽ bằng nước và sử dụng KMnO4để diệt khuẩn, tẩy uế dùng với liều lượng 2mg/l tạt đều quanh bể nuôi. Sau đó rửa sạch bể bằng nước, tiếp sau đó cho nước vào bể và tiến hành thả các giống.

Giai đoạn thả cá giống:

Cá giống thả phải đạt tiêu chuẩn: sạch bệnh, đủ quy cỡ, đồng đều, đúng mật độ, tỷ lệ ghép phù hợp, cá giống không xây sát, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh. Trước khi thả cá giống vào bể nuôi, tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong 15 phút để diệt và tránh lây lan mầm bệnh.

Giai đoạn chăm sóc và quản lý:

Thức ăn cho cá là loại thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tự phối chế, bảo đảm các thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng loài cá nuôi.

Cá hồi một bữa chăn trung bình 2-4 lạng/bể ( tùy thuộc và ngày cá ăn nhiều hay ít) 2 bữa/ngày 10h sáng và 4h chiều. Mật độ nuôi trung bình 80- 90 con/bể. Thể tích mỗi bể 18,84m3.

Cá chạch sông chăn 0.25 lạng/bể 4 bữa/ngày 6h sang, 11h trưa, 6h tối, 9h tối. Mật độ nuôi trung bình 220 con/ bể. Thể tích 2m3/bể.

Vệ sinh bể nuôi bằng sử dụng vòi hút theo nguyên tắc 2 bình thông nhau để hút bùn bẩn dưới đáy bể ra ngoài 1 lần/ngày.

4.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước cá diêu hồng tại TTTS

4.3.1. Đánh giá chất lượng nước nguồn cung cấp cho ao nuôi cá

Nguồn nước cung cấp cho hệ thống ao NTTS được lấy từ đoạn suối chảy qua trường, thông qua một trạm bơm đưa vào ao nguồn và cung cấp cho hệ thống gồm 24 ao nuôi trongđó có 2 ao nuôi bèo tấm phục vụ cho hoạt động nuôi cá trắm của trung tâm. Để đảm bảo nguồn nước đưa về các ao nuôi là an toàn cho thủy sản, các thông số cơ bản được đo trực tiếp hàng ngày tại ao nguồn (đo vào buổi sáng). Chất lượng nước tại hồ chứa nước nguồn được thể hiện ở bảng 4.4.

4.3.2. Đánh giá chất lượng nước tại ao nuôi cá diêu hồng

Ao nuôi cá diêu hồng là ao nhân tạo được kè bằng bê tông, có diện tích là 756 m2. Thời gian nuôi cá khoảng 6 tháng tính từ khi bắt đầu thả cá cho tới khi thu hoạch.

Theo kế hoạch quan trắc, mỗi tháng tiến hành lấy mẫu nước 3 lần để đem đi phân tích đánh giá chất lượng nước. Kết quả bảng 4.5 chỉ ra kết quả phân tích mẫu nước trong ao nuôi cá diêu hồng (Số liệu quan trắc của tháng được tính bằng giá trị trung bình của 3 lần phân tích mẫu).

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước hồ dự trữ nước (ao nguồn) TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN38 :2011 QCVN 08: MT 2015 (cột A1) Tháng 2/2019 Thán g 3/201 9 Thán g 4/201 9

1 Màu sắc - Màu xanh nhẹ - -

2 Mùi - Không mùi - -

3 Độ đục FNU - - - - - 4 DO mg/L 7,0 6,4 7,6 ≥ 4 ≥ 6 5 pH 4,27 4 4,27 6,5 – 8,5 6 – 8,5 6 TSS mg/l 3.2 3.5 3.5 100 20 7 Chất hữu cơ mg/l 3,7 2,8 3,2 - 4 8 BOD5 mg/l 12,2 12.6 12,7 - 4 9 COD mg/l 26,5 26,5 26,5 - 10 10 NO3- mg/l 0,014 0,019 0,017 5 2 11 Fe tổng số mg/l 0,035 0,17 0,018 - 0,5 12 Nhiệt độ oC 25 24 25 - - 13 Cl- mg/l 38,99 44,99 39,88 - -

(Nguồn: kết quả phân tích, 2109)

Kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu lựa chọn phân tích đều nằm dưới ngưỡng quy định về chất lượng nước mặt đảm bảo đời sống thủy sinh (QCVN 38:2011/BTNMT) và đảm bảo nước cho bảo tồn động thực vật thủy sinh (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Tại hiện trường, đánh giá cảm quan cho thấy nước trong, không mùi, không vị và có màu xanh nhẹ của tảo ở trong ao.

Như vậy, nguồn nước dự trữ ở ao nguồn hoàn toàn đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn cung cấp cho các ao nuôi thủy sản tại trung tâm.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ao cá TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 38:2011 QCVN 08: MT 2015 (cột A1) Tháng 2/2019 Tháng 3/2019 Tháng 4/2019

1 Màu sắc - Màu xanh nhẹ - -

2 Mùi - Không mùi - -

3 Độ đục FNU 83,2 62,1 73,5 - - 4 DO mg/L 4,27 4,27 4,27 ≥ 4 ≥ 6 5 pH 7,04 6,75 7,04 6,5 – 8,5 6 – 8,5 6 TSS mg/L 3,4 3,2 3,4 100 20 7 Chất hữu cơ mg/L 4,1 3,8 4,2 - 4 8 BOD5 mg/L 12,3 12,9 12,6 - 4 9 COD mg/L 8,6 9,2 9,5 - 10 10 NO3- mg/L 0,014 0,017 0,016 5 2 11 Fe tổng số mg/L 0,037 0,18 0,18 - 0,5 12 Nhiệt độ oC 24 25 25 - - 13 Cl- mg/L 39.99 43,98 44,99 - -

(Nguồn: kết quả phân tích, 2109)

Kết quả phân tích ở bảng 4.5 cho thấy, chất lượng nước trong ao nuôi cá diêu hồng của TTTS trường ĐH Nông lâm đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh (QCVN 38: 2011/BTNMT), các chỉ tiêu phân tích trong 3 tháng (tháng 2, 3, 4 năm 2019) đều đạt dưới ngưỡng quy định.

Ao nuôi cá có một lượng tảo lục và tảo lam nhất định do vật hàm lượng oxy hòa tan luôn đảm bảo cho cá phát sinh trưởng phát triển. Thông số O2 của ao đo được đạt yêu cầu, nằm trong quy chuẩn cho phép, trên 6 mg/l.

Hàm lượng TSS tuy dưới ngưỡng cho phép đối với cột A1 QCVN 08- MT:2015 nhưng khá cao, gần sát ngưỡng. Điều này có thể do Nước mưa chảy tràn cuốn theo những chất bụi bẩn từ những nơi mà dòng nước chảy qua và đem vào trong ao nuôi và phần thức ăn thừa, chất thải cá trong quá trình nuôi.

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước ao nuôi cá cao xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1 – bảo tồn động vật thủy sinh).

Hàm lượng NO3- trong 3 tháng đều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1 –bảo tồn động vật thủy sinh). Tuy nhiên giá trị vượt không đáng kể so với tiêu chuẩn cho phép.

Kết quả quan trắc trong tháng 4 cho thấy, giá trị các thông số (BOD, COD, TSS, chất hữu cơ, NO3-,) có xu hướng cao hơn so với tháng 2 và tháng 3. Điều này hợp lý vì cá được thả vào đầu tháng 1/2019. Đến tháng 4 là lúc cá trưởng thành, cần nhiều thức ăn hơn và chất thải cũng nhiều hơn.

Hàm lượng kim loại sắt (Fe tổng số) thấp, có mẫu không phát hiện thấy. Như vậy, sau khi thu hoạch cá, cần có các biện pháp làm sạch ao và nước thải trước khi thải ra kênh.

7.04 4.27 0.014 6.75 4 0.017 0 1 2 3 4 5 6 7 8 pH DO NO3- c ra Quy n

4.3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất môi trường nước nuôi cá của TTTS

- Do nước mưa chảy tràn: Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6 - 12 tháng trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa, lũ… Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống ao nuôi có thể làm cho nồng độ pH trong ao nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong ao nuôi tăng cao. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá của TTTS.

Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau. Lượng thức ăn này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy ao, lâu dần có thể làm cho nước trong ao nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong ao tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường nước trong ao NTTS.

Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xác của cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cao thì gây ra hiện tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của nước tăng cao, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh sống trong ao nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.

- Nguyên nhân bên khác: Nước cung cấp cho các ao nuôi thì được lấy từ đoạn suối chảy qua trường, đi qua một trạm bơm với công suất lớn vào ao nguồn và cung cấp cho các ao nuôi khác thông qua hệ thống ống nước ngầm.

Nguồn nước được lấy từ đoạn suối không qua xử lý cung cấp thẳng cho các ao nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá của TTTS.

Nước từ đoạn suối này thì chảy qua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh, các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá.

Tất cả những nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước của khu vực NTTS và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.

4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản

4.4.1. Giải pháp quản lý, chính sách

- Quy hoạch vùng nuôi trồng hợp lý có kênh mương dẫn nước và thoát nước riêng.

- Khuyến khích nghiên cứu các giải pháp kỹthuật để giải quyết vấn đề chất thải và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

- Nâng cao kiến thức về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. - Cải tiến việc thiết kế ao nuôi, giảm bớt việc trao đổi nước giữa ao nuôi và môi trường bên ngoài bằng cách xác định thời gian lưu nước thích hợp.

- Lựa chọn các vị trí nuôi trồng thủy sản thuận lợi trên cơ sở đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận nước thải.

4.4.2. Làm sạch nước ao sau thu hoạch cá bằng phương pháp sinh học

* Sử dụng chế phẩm trong xử lý nước ao

- Chế phẩm EM: Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như

tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao. Ngoài ra, chế phẩm sinh học EM còn có thể được sử dụng kết hợp với việc ủ thức ăn cho cá. Nhờ đó, cá ăn nhiều, lớn nhanh, tăng sức đề kháng, không những có thể rút ngắn được thời gian nuôi mà còn giảm được một khoản chi phí đáng kể trong việc sử dụng thuốc, mang đến sản phẩm với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Một số loại chế phẩm EM phổ biến hiện nay trên thị trường như: - Chế phẩm Balasa – N01

- Chế phẩm BESTOT No3 * Hồ sinh học:

- Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ nhân tạo. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và các chất dinh dưỡng cơ bản.

- Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhữngquá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại của hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.

- Trong hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn, nếu muốn hiệu suất xử lý cao có thể tiến hành sục khí nhân tạo. Sau một thời gian xử lý nước sẽ được tuần hoàn trở lại để tiếp tục cấp vào ao tiến hành nuôi trồng.

- Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích lớn để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán hiệu quả xử lý BOD vào khoảng 65 - 80% trong mùa hè và 45 - 65% trong mùa đông.

- Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải này là vận hành dễ dàng, chi phí cho vận hành gần như bằng 0. Tuy nhiên nhược điểm là để xây dựng được hệ thống xử lý này cần diệntích mặt bằng rất lớn.

* Phương pháp sử dụng cánh đồng tưới:

Cánh đồng tưới dựa theo cơ chế xử lý nước thải trong đất, khi tưới nước thải lên mặt đất, nước thải sẽ thấm vào lòng đất và sẽ được đất giữ lại và chuyển hóa các chất bẩn. Khi nước thải lọc qua đất thì các hạt keo và chất lơ lửng sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng, sau đó sẽ tạo ra lớp màng sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ có trong đất, ngoài ra còn có thể giữ lại 1 hàm lượng các chất kim loại nặng như Hg, Cu, Cd,...

Ta có thể áp dụng với nước thải nuôi trồng thủy sản bằng cách: Nước sau quá trình nuôi trồng được dẫn vào các ruộng lúa hoặc hoa màu vừa là nguồn nước tưới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vừa có thể xử lý được nước thải.

Hiệu suất xử lý nước thải của cách đồng tưới là: Khả năng khử BOD5, TSS và coliform trong khoảng 95%, khử nito khoảng 50%, photpho khoảng 70 - 95%

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Đánh giá chất lượng nước nguồn vào ao nuôi cá diêu hồng.

- Các thông số đo đều thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá diêu hồng, nhiệt độ nước của cả tháng trung bình 25oC, pH ổn định trung bình đạt 7,04. Lượng O2 (DO) là 4,27mg/l thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá diêu hồng. Lượng NO3 trung bình vào khoảng 0,014mg/l thì không gây ảnh hưởng đến cá trong bể.

- Chất lượng nước cấp cho các ao nuôi cá tại hồ dự trữ nước (ao nguồn) của trung tâm thủy sản đạt yêu cầu đối với quy chuẩn cho phép về bảo tồn động thực vật thủy sinh. Nước không có vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng DO, pH, BOD, COD, TSS, Fe, chất hữu cơ đảm bảo yêu cầu nuôi động thực vật thủy sinh.

- Chất lượng nước trong ao nuôi các diêu hồng: Hàm lượng TSS, chất hữu cơ tuy, NO3- có giá trị cao hơn trong ao nguồn và có xu hướng tăng hơn khi cá lớn hơn.

- Một số nguyên nhân làm giảm chất lượng nguồn nước như do nước mưa chảy tràn, do thức ăn thừa, chất thải phát sinh trong ao.

5.2. Kiến nghị

Cần xử lý đảm bảo yêu cầu trước khi cung cấp cho hệ thống ao nuôi. Trước đường dẫn nước vào ao nuôi đặt các tấm lọc và song chắn rác để loại

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Diêu Hồng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc (Trang 39)