Xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Diêu Hồng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc (Trang 45)

nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản

4.4.1. Giải pháp quản lý, chính sách

- Quy hoạch vùng nuôi trồng hợp lý có kênh mương dẫn nước và thoát nước riêng.

- Khuyến khích nghiên cứu các giải pháp kỹthuật để giải quyết vấn đề chất thải và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

- Nâng cao kiến thức về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. - Cải tiến việc thiết kế ao nuôi, giảm bớt việc trao đổi nước giữa ao nuôi và môi trường bên ngoài bằng cách xác định thời gian lưu nước thích hợp.

- Lựa chọn các vị trí nuôi trồng thủy sản thuận lợi trên cơ sở đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận nước thải.

4.4.2. Làm sạch nước ao sau thu hoạch cá bằng phương pháp sinh học

* Sử dụng chế phẩm trong xử lý nước ao

- Chế phẩm EM: Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như

tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao. Ngoài ra, chế phẩm sinh học EM còn có thể được sử dụng kết hợp với việc ủ thức ăn cho cá. Nhờ đó, cá ăn nhiều, lớn nhanh, tăng sức đề kháng, không những có thể rút ngắn được thời gian nuôi mà còn giảm được một khoản chi phí đáng kể trong việc sử dụng thuốc, mang đến sản phẩm với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Một số loại chế phẩm EM phổ biến hiện nay trên thị trường như: - Chế phẩm Balasa – N01

- Chế phẩm BESTOT No3 * Hồ sinh học:

- Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ nhân tạo. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và các chất dinh dưỡng cơ bản.

- Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhữngquá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại của hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.

- Trong hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn, nếu muốn hiệu suất xử lý cao có thể tiến hành sục khí nhân tạo. Sau một thời gian xử lý nước sẽ được tuần hoàn trở lại để tiếp tục cấp vào ao tiến hành nuôi trồng.

- Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích lớn để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán hiệu quả xử lý BOD vào khoảng 65 - 80% trong mùa hè và 45 - 65% trong mùa đông.

- Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải này là vận hành dễ dàng, chi phí cho vận hành gần như bằng 0. Tuy nhiên nhược điểm là để xây dựng được hệ thống xử lý này cần diệntích mặt bằng rất lớn.

* Phương pháp sử dụng cánh đồng tưới:

Cánh đồng tưới dựa theo cơ chế xử lý nước thải trong đất, khi tưới nước thải lên mặt đất, nước thải sẽ thấm vào lòng đất và sẽ được đất giữ lại và chuyển hóa các chất bẩn. Khi nước thải lọc qua đất thì các hạt keo và chất lơ lửng sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng, sau đó sẽ tạo ra lớp màng sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ có trong đất, ngoài ra còn có thể giữ lại 1 hàm lượng các chất kim loại nặng như Hg, Cu, Cd,...

Ta có thể áp dụng với nước thải nuôi trồng thủy sản bằng cách: Nước sau quá trình nuôi trồng được dẫn vào các ruộng lúa hoặc hoa màu vừa là nguồn nước tưới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vừa có thể xử lý được nước thải.

Hiệu suất xử lý nước thải của cách đồng tưới là: Khả năng khử BOD5, TSS và coliform trong khoảng 95%, khử nito khoảng 50%, photpho khoảng 70 - 95%

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Đánh giá chất lượng nước nguồn vào ao nuôi cá diêu hồng.

- Các thông số đo đều thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá diêu hồng, nhiệt độ nước của cả tháng trung bình 25oC, pH ổn định trung bình đạt 7,04. Lượng O2 (DO) là 4,27mg/l thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá diêu hồng. Lượng NO3 trung bình vào khoảng 0,014mg/l thì không gây ảnh hưởng đến cá trong bể.

- Chất lượng nước cấp cho các ao nuôi cá tại hồ dự trữ nước (ao nguồn) của trung tâm thủy sản đạt yêu cầu đối với quy chuẩn cho phép về bảo tồn động thực vật thủy sinh. Nước không có vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng DO, pH, BOD, COD, TSS, Fe, chất hữu cơ đảm bảo yêu cầu nuôi động thực vật thủy sinh.

- Chất lượng nước trong ao nuôi các diêu hồng: Hàm lượng TSS, chất hữu cơ tuy, NO3- có giá trị cao hơn trong ao nguồn và có xu hướng tăng hơn khi cá lớn hơn.

- Một số nguyên nhân làm giảm chất lượng nguồn nước như do nước mưa chảy tràn, do thức ăn thừa, chất thải phát sinh trong ao.

5.2. Kiến nghị

Cần xử lý đảm bảo yêu cầu trước khi cung cấp cho hệ thống ao nuôi. Trước đường dẫn nước vào ao nuôi đặt các tấm lọc và song chắn rác để loại bỏ rác có trong dòng nước.

Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để tăng hàm lượng oxy trong nước.

Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước trong và sau khi nuôi cá.

Chăn cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây ra ô nhiễm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Nguyễn Tuấn Anh ( chủ biên), Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng, (2008),

Giáo trình phân tích môi trường, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

2.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội

3.Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà (2017), Giáo trình:Quản lý tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp. 4.Dương Thị Minh Hòa, Th.S Hoàng Thị Lan Anh (2016), Giáo trình: Quan

trắc môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên

5.Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016), “Giáo trình: Ô nhiễm môi trường”, NXB Nông nghiệp.

6.Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường

7.Dư Ngọc Thành (2016),Giáo trình:Biện pháp sinh học trong xử lý môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

8.Dư Ngọc Thành (2016), Giáo trình: Kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

9.Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc.

10. II. Tài liệu website

11. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-chat-luong-nuoc-mot-so-ao- nuoi-thuy-san-nham-dua-ra-nhung-phuong-phap-xu-ly-tu-nhien-de-toi- uu-hoa-ao-50138/

12. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/khai-th%C3%A1c- th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong- san-luong-thuy-san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19 13. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/ 14. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_di%C3%AAu_h%E1%BB%9 3ng 15. http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/post .aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA%A3 n&ItemID=77&Mode=1

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1. QCVN 08-MT:2015/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị AGiá trị giới hạnB

A1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 BOD5 (20°C) mg/l 4 6 15 25

3 COD mg/l 10 15 30 50

4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 6 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 350 350 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO- 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 10 Nitrat (NO- 3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (POP) 43- tính theo mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xyanua (CN-) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 26 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02

27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 28 Tổng Dichloro diphenyl

trichloroethane (DDTS) µg/l 1,0 1,0 1,0 1,0 29 Heptachlor & Heptachlorepoxide µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2 30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 31 Tổng dầu, mỡ (oils &

grease) mg/l 0,3 0,5 1 1

32 Tổng các bon hữu cơ (Total Organic Carbon, TOC) mg/l 4 - - - 33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/I 0,1 0,1 0,1 0,1 34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/I 1,0 1,0 1,0 1,0 35 Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 2500 5000 7500 10000 36 E.coli MPN hoặc CFU /100 ml 20 50 100 200 Ghi chú:

Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần.

A1- Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 - Giao thông thủyvà các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

Phụ lục 2. Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt dùng cho mục

đích bảo vệ đời sống thủy sinh (QCVN 38:2011/BTNMT - QUY CHUẨN

KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT BẢO VỆ ĐỜI SỐNG THỦY SINH)

STT Thông Số Đơn vị Giá trị Giới Hạn

1 pH 6,5 - 8,5

2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 4

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1000

5 Nitrit (NO2 - tính theo N) mg/l 0,02 6 Nitrat (NO3 - tính theo N) mg/l 5 7 Amoni (NH4 tính theo N) mg/l 1 8 Xyanua (CN-) mg/l 0,01 9 Asen (As) mg/l 0,02 10 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 11 Chì (Pb) mg/l 0,02 12 Crom VI mg/l 0,02 13 Đồng (Cu) mg/l 0,2 14 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001

15 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin Chlordane DDT Dieldrin Endrin Heptachlor Toxaphene μg/l 3,0 2,4 1,1 0,24 0,09 0,52 0,73 16 Hóa chất trừ cỏ 2,4 D 2,4,5 T Paraquat mg/l 0,2 0,1 1,2 17 Tổng dầu, mỡ khoáng mg/l 0,05 18 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 19 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,2

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Diêu Hồng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)