Phân tích bảng cân đối kế toán của Cổ phần Đầu tư Việt Tín Phát

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 53 - 76)

5. Kết cấu chuyên đề

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của Cổ phần Đầu tư Việt Tín Phát

Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tài chính của công ty tại thời điểm báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ thấy được khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn, triển vọng kinh tế của công ty để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo.

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản

Nghiên cứu sự biến động về tài sản sẽ cho ta biết được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.

Dựa vào Bảng cân đối kế toán ta có bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng Phân tích cơ cấu Tài sản (theo chiều ngang)

Chỉ tiêu

Tài sản

Tài sản ngắn hạn

1.Tiền và tương đương tiền

2. Các khoản phải thu ngắn hạn

3.Hàng tồn kho

Tài sản dài hạn

Qua bảng phân tích cân đối kế toán trên, ta thấy giá trị tài sản của Công ty Cổ phần Đầu Tư Việt Tín Phát biến động cụ thể như sau: Tổng tài sản năm 2019 so với

2020tăng 25,204,156,293 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 92,29%. Tổng tài sản tăng

do các khoản mục phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn tăng mạnh. Trong năm Công ty CP Đầu Tư Việt Tín Phát mua thêm tài sản cố định mới.

Tài sản ngắn hạn.

Năm 2019 so với năm 2020 tài sản ngắn hạn tăng 22,646,776,597 đồng tương

ứng với mức tăng 112,13%.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 thì Công ty đã điều chỉnh lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên khá cao 10,973,457,210 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 454,42%. Có thể thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ của Công ty tương đối nhiều, điều này không tốt vì làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh sẽ không hiệu quả.

Khoản phải thu ngắn hạn năm 2020, khoản phải thu ngắn hạn tăng 1,779,337,696 đồng so với năm 2019, tương xứng tăng 28,87%. Điều này cho thấy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Nhận thấy từ bảng cân đối kế toán rằng 100% phát sinh của khoản phải thu ngắn hạn đến từ khoản phải thu khách hàng. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao như vậy trong các khoản phải thu ngắn hạn vì công ty áp dụng hình thức bán hàng chịu (hợp đồng cho khách nợ từ 30-60 ngày đối với đại lý hoặc cho khách hàng lẻ trả góp từ 3-5 năm) nhằm thu hút khách hàng.

Hàng tồn kho năm 2020 hàng tồn kho tăng 9,893,981,691 đồng tương ứng với tăng 85,15%. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên chủ yếu hàng tồn kho của công ty là thành phẩm. Ngoài ra còn một số công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lớn đã gây khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm và duy trì khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

Tài sản dài hạn

Qua bảng phân tích biến động tài sản ta thấy quy mô của tài sản dài hạn biến động chủ yếu là do thay đổi của tài sản cố định. Tài sản dài hạn khác năm 2019 so với năm 2020 tăng 219,051,801đồng tương xứng với tăng 10,7%.Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả thương mại.

Tài sản cố định năm 2019 so với năm 2020 tăng 2,338,327,895 đồng tương ứng với tăng 46,16%, điều này là do Công ty mua vào máy móc thiết bị để sử dụng.

b. Phân tích biến động tài sản

Bảng 2.4: Bảng Phân tích biến động Tài sản (theo chiều dọc)

Chỉ tiêu

Tài sản

Tài sản ngắn hạn

1.Tiền và tương đương tiền

2. Các khoản phải thu ngắn hạn

3.Hàng tồn kho

Tài sản dài hạn

1.Tài sản cố định

Theo bảng đánh giá khái quát về tài sản thì ta thấy quy mô sử dụng tài sản cả 2 năm 2019 và 2020 tương đối đồng đều. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu tài sản. Qua biểu đồ sau đây chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản của Công ty qua 2 năm 2019, 2020.

Biểu đồ 2.1. Tài sản ngắn hạn so với tài sản dài hạn năm 2019 – 2020

Đơn vị: % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Tài sản ngắn hạn: Trong năm 2019 tài sản ngắn hạn có giá trị 20,196,362,232 đồng chiếm tỷ trọng 73.96%. Sang năm 2020 tài sản ngắn hạn có giá trị 42,843,138,829 đồng chiếm tỷ trọng 81.58%. Như vậy tài sản ngắn hạn có sự thay đổi đáng kể trong 2 năm về tỷ trọng.

tăng 16.65% điều này có làm tăng khả năng thanh toán nhanh và tăng tính chủ động của doanh nghiệp.

Khoản phải thu khách hàng năm 2019 có giá trị 6,162,645,425 đồng chiếm tỷ trọng 22.57%. Năm 2020 khoản này có giá trị 7,941,983,121 đồng chiếm tỷ trọng 15.12%, giảm tỷ trọng 7.45% so với 2019. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với Công ty, vì qua 2 năm khoản phải thu đều giảm cho thấy khách hàng đang trả tiền không đúng hạn.

Năm 2019 hàng tồn kho là 11,618,915,732 đồng chiếm tỷ trọng 42,55% trong tổng tài sản. Năm 2020 hàng tồn kho là 21,512,897,423 đồng chiếm tỷ trọng 40.95%, giảm tỷ trọng 1.6%. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp có trữ lượng hàng tồn kho lớn. So sánh 2 năm có mức tăng giảm lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, giảm vào năm 2020.

Tài sản dài hạn.

Do đặc thù về loại hình kinh doanh của Công ty nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản. Tỷ trọng tài sản cố định có sự thay đổi không lớn trong 2 năm, năm 2019 chiếm 26.04%, năm 2020 chiếm 18.42%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, còn trong tài sản dài hạn của Công ty thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng không lớn, chiếm dưới 35%. Trong tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn

Phân tích nguồn vốn cho ta thấy cơ cấu và biến động về quy mô kinh doanh, năng lực tài chính của công ty a. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.5: Bảng Phân tích cơ cấu nguồn vốn (theo chiều ngang)

Nguồn vốn C. Nợ phải trả

1. Phải trả người bán

D. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn góp chủ sở hữu

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2020 đạt 52,512,765,611 đồng, tăng 25,204,156,293 đồng, tương ứng tăng 92,29% so với năm 2019. Mức tăng này chủ yếu là do chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu trong 2 năm không thay đổi và chi tiêu nợ có tăng lên.

Về nợ phải trả: Năm 2020 tổng nợ phải trả là 6,947,464,870 đồng, tăng 4,301,238,384 đồng, tương ứng tăng 162,5% so với năm 2019 là 2,646,226,486 đồng. Do công ty không phát sinh khoản mục Nợ dài hạn nên toàn bộ nợ phải trả của công ty là Nợ ngắn hạn,

Phải trả người bán: Năm 2020 tổng khoản phải trả người bán là 5,288,839,175 đồng, tăng 4,777,718,865 đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 34,75% khi ở năm 2019 là 511,120,310 đồng. Sự tăng lên này là do trong năm 2020 công ty đã chưa thanh toán được khoản nợ phải trả cho các nhà cung cấp.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: năm 2020 là 20,000,000,000 đồng, đổi so với năm 2019 là 10,000,000,000 đồng, tăng 100%.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Năm 2020 là 25,565,300,741 đồng, tăng 74,35%, tương ứng tăng 10,902,917,909 đồng so với năm 2019 là 14,662,382,832 đồng. Trong năm nay công ty đã giữ lại phần lớn lợi nhuận phục vụ cho mục đích tăng quy mô hoạt động kinh doanh cửa công ty sau này.

b. Phân tích biến động nguồn vốn

Bảng 2.6: Bảng Phân tích biến động nguồn vốn (theo chiều dọc)

Nguồn vốn

C. Nợ phải trả

1. Phải trả người bán

D. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn góp chủ sở hữu 2. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Theo bảng đánh giá khái quát về nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 2 năm 2019 và 2020 đều có sự thay đổi. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động và cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2019 và 2020 qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả năm 2019 – 2020

Đơn vị: %

Nợ phải trả: năm 2020 chiếm tỷ trọng 13,23% trong tổng nguồn vốn, tăng 3,53% so với năm 2019 là 9,7%. Trong đó phải trả người bán là 10,07%.

Vốn chủ sở hữu: Năm 2019 vốn chủ sở hữu chiếm 90,3% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2020 tỷ trọng này giảm xuống còn 86,76% giảm 3,54%.

Kết luận: Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cổ phần đầu tư Việt Tín Phát cho thấy:

- Các khoản phải thu của khách hàng tăng, phản ánh nguồn vốn của Công ty

đang bị khách hàng chiếm dụng, do đó Công ty đang cố gắng đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Đến năm 2020 điều này vẫn chưa được cải thiện.

- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Do đặc thù kinh doanh của Công ty nên tài sản cố định không chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản.

- Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có biến động lớn. Năm 2020, nợ phải trả tăng cùng vốn chủ sở hữu tăng làm tăng bớt rủi ro doanh nghiệp.

2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lí, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua các bảng phân tích sau:

Bảng 2.7. Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2019

Đơn vị: đồng

Bảng 2.8. Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2020

Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ phải trả.

Năm 2019: 20,196,362,232>2,646,226,486 Năm 2020: 42,843,138,829> 6,947,464,870

Năm 2019 và 2020 tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn.

Cân đối giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn chủ sở hữu.

Năm 2019: 2,046,604,857< 24,662,382,832 Năm 2020: 9,669,626,782<45,565,300,741

Năm 2019 và 2020 tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nợ dài hạn ngoài việc đầu tư cho tài sản dài hạn thì đã có một phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay dài hạn sẽ an toàn nhưng tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn.

Bảng 2.9: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Hệ số nợ so với tài sản

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số tài sản so với VCSH

Ta thấy:

Hệ số nợ: Năm 2020 là 13,23% tăng 3,63% so với năm 2019 là 9.6% như vậy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào chủ nợ, tính tự chủ tài chính giảm. Nếu chỉ tiêu này tiếp tục tăng, kéo dài sẽ xuất hiện dấu hiệu rủi ro, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Năm 2020 hệ số này giảm còn 7,56% cho thấy khả năng thanh toán đối với nợ phải trả của doanh nghiệp giảm, nhưng chỉ tiêu này vẫn đang ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán dài hạn tốt.

2.2.2.. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.

Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ, quản lý, cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty.

Bảng 2.10. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo chiều ngang)

Chỉ tiêu

1. Doanh thu

2. Giá vốn hàng bán

3. Lợi nhuận gộp

4.Doanh thu tài chính

5. Chi phí quản lý

6. Lợi nhuận thuần

7. Thuế

Biều đồ 2.3. Giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần năm 2019 – 2020 Đơn vị: Đồng 60,000,000,000 40,000,000,000 20,000,000,000 0 Năm 2019 Năm 2020

Giá vốn hàng bán Doanh thu

Biều đồ 2.4. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần năm 2019 – 2020

Đơn vị: Đồng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2020 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 134,256,352,301 đồng, tăng 33,571,574,151 đồng, tương ứng tăng 33,34% so với năm 2019. Mức tăng doanh thu chủ yếu là do năm 2020 công ty đã có những thay đổi tích cực trong chiến lược thu hút khách hàng, kết hợp với việc công ty tìm được đối tác cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn nhưng chất lượng rất tốt, vẫn đảm bảo mọi yêu cầu về vải, điều này giúp làm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. Trong năm 2019 và 2020

Công Ty CP Đầu Tư Việt Tín Phát không có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản giảm trừ doanh thu nên số liệu về mục này là 0.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Vì không có các nghiệp vụ liên quan đến chỉ tiêu giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần của công ty chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán bao gồm toàn bộ giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và chi phí thu mua phân bổ cho giá vốn hàng tiêu thụ. Năm 2020 giá vốn bán hàng là 109,925,365,021 đồng, tăng 21,787,635,496 đồng so với năm 2019 là 88,137,729,525đồng, tương ứng tăng 24,71%.Có thể thấy, mức tăng của giá vốn hàng bán 24,71% là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 tăng 33,34% so với năm 2019, biểu hiện ở việc số lượng hàng bán ra thị trường tiêu thụ tăng lên.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2020 có lợi nhuận gộp là 24,330,987,280 đồng, tăng 11,783,938,655 đồng so với năm 2019. Lý giải cho sự tăng của lợi nhuận gộp là do doanh thu thuần tăng 33,34% và giá vốn hàng bán tăng 24,71%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tương đương tốc độ tăng của doanh thu thuần, cả hai đều tăng dẫn đến lợi nhuận gộp tăng 93,91%.

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2020, Công Ty CP Đầu Tư Việt Tín Phát

có doanh thu tài chính là 42,562,352 đồng, tăng 6,98% tương ứng tăng 2,777,791 đồng so với năm 2019. Doanh thu tài chính của công ty chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng. Trong năm 2020 công ty tăng các khoản tiền gửi ngân hàng vì doanh thu tăng, các khoản giao dịch tiền cũng nhiều và lớn hơn, việc lưu trữ nhiều tiền mặt ở công ty là

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w