Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu chuyên đề

3.2.1. Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính

3.2.1.1.Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

Quản lý khoản phải thu là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của tất cả các doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Tín Phát các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, việc tăng khoản phải thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả tiền lãi vay,… để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu. Đó là do vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng hơn nữa tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được cho khách hàng vỡ nợ.

Để giải quyết vấn đề này, Công ty phải chuẩn bị các chứng từ cần thiết đồng thời thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán nhắc nhở đô đốc khách hàng đối với các khoản nợ quá hạn. Công ty phải chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp để thu hồi, Công ty cũng lên thành lập một bộ phận chuyên thu hồi nợ gồm các cán bộ công nhân viên các phòng ban nghiệp vụ kiểm nghiệm tiến hành phân loại các khoản nợ đến hạn quá hạn tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý như khách hàng.

3.2.1.2. Tài sản dài hạn

Quản lý tài sản cố định là một việc hết sức quan trọng. Trước hết hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê tài sản cố định, phân loại tài sản cố định theo tiêu chí tài sản cố định đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, tài sản cố định đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này hết sức cần thiết để công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên có hệ thống từ đó công ty có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng đến để tránh ứ đọng vốn. Đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới tài sản cố định.

Đối với quản lý tài sản công ty đã mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng tài sản cố định theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định, theo dõi những biến động tăng giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế phân loại đánh giá tài sản cố định hàng năm để đảm bảo công tác quản lý tài sản được toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Công ty lên xây dựng quy chế quản lý sử dụng tài sản cố định phân loại quản lý tài sản cố định một cách hợp lý rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý tài sản cố định phải đi kèm với việc thường xuyên kiểm tra giám sát phát từ thực hiện chấp hành quy chế quản lý tài sản cố định của các bộ phận.

Mặt khác hiệu quả sử dụng tài sản hiện nay của công ty còn ở mức thấp. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ quản lý của Công ty thì còn yếu kém. Vì vậy công ty cần có kế hoạch đào tạo phù hợp nhằm nâng cao trình độ của qủa các cán bộ quản lý nên thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt đi học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ công việc quản lý được tốt hơn hoặc cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn.

3.2.1.3.Huy động vốn

Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh công ty có thể sử dụng một cách chủ động không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay.

Ngoài ra hiện nay trên thị trường tài chính dịch vụ cho thuê tài chính là một hình thức đang được mở rộng các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng sử dụng hình thức này càng nhiều tài chính ,là giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp vốn ít nhưng vẫn có thể sử dụng được thiết bị công nghệ hiện đại.

Trong cơ cấu tài sản cố định của công ty những năm gần đây chưa thấy có tài sản cố định thuê tài chính đây cũng là một giải pháp huy động vốn thuận tiện và có hiệu quả mà công ty có thể nghiên cứu và sử dụng.

3.2.1.4.Quản lý hàng tồn kho

Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn các năm gần đây đều chiếm tỷ trọng trên 40% đây là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán nhanh của Công ty bị giảm, vốn bị ứ đọng làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn. Vì vậy công ty cần có biện pháp quản lý hàng tồn kho nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lượng hàng tồn kho này liên quan đến các chi phí như: chi phí bốc xếp, bảo hiểm, chi phí do giảm trị giá hàng hóa trong quá trình lưu trữ, chi phí hao hụt, mất mát, chi phí bảo quản chi phí lãi vay,…

Giảm lượng hàng tồn kho sẽ giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung.

Để quản lý chặt chẽ được hàng tồn kho công ty nên thực hiện một số biện pháp như sau:

Tiến hành và đẩy nhanh tiến độ thanh quyết thu hồi vốn phục vụ thương mại kinh doanh của Công ty, từ đó giảm lượng hàng tồn kho tăng tốc độ luân chuyển làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Theo dõi thường xuyên sự biến động của thị trường hàng hóa để đưa ra các dự báo kịp thời về biến động của thị trường trên cơ sở đó xác định lượng hàng tồn kho phù hợp cho từng nguyên liệu nhằm cung ứng kịp thời cho các các thị trường Tránh trường hợp thiếu hụt hay dư thừa gây lãng phí. Theo dõi cập nhật thường xuyên thị trường để lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đúng số lượng kịp thời Tránh tình trạng mua quả xổ số lượng nguyên vật liệu bị tồn kho quá lâu.

Hiện tại công ty chưa áp dụng một mô hình hai phương pháp quản lý việc cung cấp dự trữ nguyên vật liệu cụ thể nào mà chỉ quản lý theo kinh nghiệm việc đặt hàng với khối lượng như thế nào lượng dự trữ kho bao nhiêu chưa được quản lý một cách khoa học và bài bản vì vậy công ty cần nghiên cứu lựa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w