Phân tích cổ phiếu TCM

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu TCM của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công (Trang 50 - 94)

Phân tích nền kinh tế

a.Nền kinh tế thế giới Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xu hướng xuất nhập khẩu, xu hướng tích luỹ và đầu tư của nền kinh tế. Biến động của tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2020 đến 16/05/2021 được thể hiện dưới hình 2-2 dưới đây:

23,300 23,250 23,200 23,150 23,100 23,050 23,000 5 /1 /2 0 2 0 5 /2 /2 0 2 0

Tỷ giá trung tâm USD/VND từ đầu năm 2020 đến 16/05/2021

Tỷ giá USD/VND sau khi suy yếu trong 2 tháng đầu năm 2021 thì đã có sự bứt phá mạnh từ tháng 3. Tính đến ngày 31/03, tỷ giá trung tâm tăng 0,4% so với đầu năm 2021, lên mức 23.241 đồng/USD. Sau đà tăng mạnh, tỷ giá trung tâm giật lùi về mức 23.167 đồng/USD trong phiên 25/04, tương đương tăng 0,07% so với đầu năm 2021.

Bên cạnh đó, từ ngày 04/01/2021, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng (thay vì kỳ hạn 3 tháng như trước) có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23.125 VND/USD, thay cho phương thức giao mua ngay trước đó.

Nhìn kỹ hơn vào diễn biến thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, tình hình thương mại và đầu tư quốc tế trong thời gian vừa qua thì có thể thấy rằng việc tăng tỷ giá trung tâm thêm 0,4% vào tháng 3 là một bước đi cần thiết để đạt cân bằng bên trong và bên ngoài, góp phần ổn định vĩ mô. Tỷ giá tăng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là donah nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế thế giới:

Đại dịch đang có những diễn biến tồi tệ hơn, với số lượng người nhiễm và các hạn chế về hoạt động gia tăng ở nhiều nền kinh tế phát triển. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,4% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan.

Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan,… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. Làn sóng lây nhiễm Covid – 19 đang diễn ra

ởchâu Âu và Bắc Mỹ có thể dẫn đến một đợt đóng cửa kinh doanh mới và kiệt quệ tài chính.

Những tháng cuối năm 2020, kinh tế toàn cầu đang xuất hiện những tín hiệu cho thấy sự phục hồi. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại hàng hóa thế giới phục hồi mạnh mẽ nhưng việc duy trì tăng trưởng trong tương lai vẫn chưa rõ ràng, chỉ số Thước đo thương mại hàng hóa tăng mạnh là do “đơn đặt hàng xuất khẩu” tăng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng tăng mạnh trong tháng

11 và 12 nhờ những tin tức tích cực về hiệu quả của vắc xin Covid – 19. b. Nền kinh tế vĩ mô trong nước

Tình hình chính trị

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội toàn cầu, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm cao của Chính Phủ cũng như người dân.

Hiện nay, Việt Nam được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới. Sự ổn định chính trị mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi cũng như các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư hơn khi đầu tư. Đó là một môi trường kinh doanh đầy sức hấp dẫn và là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Môi trường pháp luật:

Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy vẫn còn vài chỗ bất cập nhưng nhìn chung thì Việt Nam vẫn tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động, bảo vệ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật, và có thể có ưu đãi với một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Trong giai đoạn 2018 – 2022, dưới tác động của các FTA, thuế quan sẽ giảm mạnh, tạo nhiều cơ hội mới cho việc gia tăng giá trị xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi phí lao động cạnh tranh và các chính sách ưu đãi trong nước tiếp tục giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dệt may trong những năm gần đây.

Chính sách điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thực tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tích cực tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế:

Từ năm cuối năm 2019 đến nay, tình hình kinh tế -xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế -xã hội. Đến tháng 4/2021, dịch bùng phát trở lại 13 tỉnh thành phố, tiếp tục làm ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế người dân nước ta, cùng với đó là sự khó khăn với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu khi cước vận tải tăng cao.

8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00%

Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2011 – 2020

Theo thống kê, GDP năm 2020 tuy là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam lại là một trong số ít các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương trong tình hình dịch bệnh này.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%).

Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định EVFTA. Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng

Lạm phát và lãi suất:

Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Chỉ số lạm phát của Việt Nam từ năm 2011 – 2020 được thể hiện dưới hình 2-4 dưới đây:

20.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% CPI Chỉ số lạm phát từ năm 2011 – 2020

Có thể thấy rằng, lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 0,44 % so với năm 2019, nhưng nhìn chung tỷ lệ lạm phát của nước ta trong những năm gần đây liên tục ở mức thấp, đảm bảo tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ tỷ lệ không vượt mức 4% (năm 2020) của chính phủ. Khi lạm phát ở mức thấp thì lãi suất sẽ ở ngân hàng sẽ ở mức ổn định không cao, tiết kiệm chi phí cho dự án.

Lạm phát tác động đến đầu tư thông qua lãi suất, bảng dưới đây thể hiện mức lãi suất liên ngân hàng từ tháng 5/2020 đến cùng kỳ năm 2021:

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Lãi suất bình quân liên ngân hàng trung và dài hạn có dấu hiệu giảm so với năm 2020. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường mới chỉ chứng kiến một đợt tăng mạnh lãi suất liên ngân hàng là vào dịp Tết Nguyên Đán (cuối tháng 1 dương lịch) do có yếu tố mùa vụ. Mặt bằng lãi suất vẫn giữ ổn định ở mức thấp trong quý II/2021 do thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào. Lãi suất giảm làm giảm chi phí vay đối với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh, giá cổ phiếu thường tăng lên.

Thâm hụt ngân sách:

Tổng thu và chi ngân sách của Chính phủ Việt Nam từ 2015 – 2020 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2-2 Tỷ lệ thâm hụt NSNN 2015 - 2020 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Tình hình cân đối tài khóa của Việt Nam trong năm 2020 eo hẹp hơn so với năm 2019 do trong năm 2020, áp lực chi ngân sách gia tăng, đặc biệt là chi thường xuyên do các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 4,03%.

Do nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, chúng ta vẫn phải bội chi và vay nợ, nhưng công tác quản lý nợ công giai đoạn 2015 - 2019 đã đạt nhiều kết quả tích cực, nợ công được kiểm soát tốt, được cơ cấu lại bền vững, an toàn hơn, chuyển dần từ vay nước ngoài sang vay trong nước với kỳ hạn dài hơn và chi phí thấp hơn. Vì thế, tỷ lệ nợ công so với GDP các năm qua đều giảm và giảm rất sâu, duy trì trong ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt.

Khoa học công nghệ:

Cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng…, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Các doanh nghiệp dệt may đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ công nghệ sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ số hóa và tự động hóa của cuộc CMCN 4.0. Ngành dệt may đã đầu tư từ năm 2014 - 2015 những nhà máy sợi chỉ có 20 công nhân trên 1 vạn cọc sợi, trước đây là 100 công nhân… Ứng dụng về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển giao dữ liệu từ nơi sản xuất tại Việt Nam tới tất cả người mua hàng dù người đó ở Hoa Kỳ, Trung Quốc,...

Phân tích ngành dệt may a. Phân tích chu kỳ sống của ngành

Giai đoạn trước năm 1986: Việt nam chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu thị

trường trong nước và xuất khẩu một phần sang các nước Đông Âu. Không có số liệu cụ thể về quy mô toàn thị trường, tuy nhiên, giai đoạn này được coi là giai đoạn hình thành ngành dệt may với việc đầu tư một loạt các nhà máy dệt, may với quy mô vừa và nhỏ.

Giai đoạn từ 1986 đến 1997: Giai đoạn đầu của quá trình phát triển với việc

các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu. Quy mô xuất khẩu tăng hơn 100 lần trong giai đoạn này (từ khoảng 0,1 tỷ USD năm 1986 lên 1,15 tỷ USD năm 1997).

Giai đoạn từ 1998 đến nay: Nếu như giai đoạn trước 1998 là quá trình hình

thành và định hình ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thì giai đoạn này chính là giai đoạn phát triển. Việt Nam mở rộng phát triển ra các thị trường trên thế giới. Mặc dù đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử - dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Mỹ, mặc dù xét về tổng giá trị, xuất khẩu may mặc trong năm 2020 chỉ đạt 35,06 tỷ USD, giảm 9,82% so với năm 2019 (38,9 tỷ USD) và còn kém năm 2018 (36,26 tỷ USD). Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Với hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào 2025.

Như vậy, về dài hạn cơ hội mở rộng thị trường cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Với những nỗ lực vượt khó trong năm 2020, kỳ vọng doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam tiếp tục thành công trong năm 2021.

b. Triển vọng tăng trưởng ngành

Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi, điều này có thể được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của ngành.

2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 21 18 15.1 30.4 31 28.3 27.3 35.2 39 0

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam năm 2012 – 2020

Ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, với số lượng và quy mô các doanh nghiệp liên tục phát triển qua các năm . Mặc dù bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ngành hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng thị phần tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu khi kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2020 đạt 35,2 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2019, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%. Kết quả này là nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành, các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động.

Lợi thế của ngành dệt may Việt Nam là lao động lành nghề, chi phí nhân công thấp. Ngành cũng thu hút nhiều vốn FDI giúp tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp và hưởng lợi từ hiệp định thương mại.

Bảng 2-3 Một số hiệp định thương mại

Tên hiệp định

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Theo báo cáo mới đây của Bộ Công thương, ngành dệt may trong 4 tháng đầu năm 2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 4 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,9% và 29,4%.

14.64% 4.59% 9.58% 11.85% 46.92% 12.18% Mỹ EU

Các nước xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam

Tính đến hết năm 2020, Mỹ là thị trường chủ đạo của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, chiếm hơn 46,92% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất sang EU đứng thứ 2 về kim ngạch chiếm 12,2%; tiếp đến thị trường Nhật Bản chiếm 11,9% và sang Hàn Quốc chiếm 9,6%.

Mặc dù đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử - dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm. Tại thời điểm bùng phát dịch Covid-19, Trung Quốc không chỉ giảm tổng lượng xuất khẩu (lên tới 50% với một số mặt hàng) mà mức giá cũng giảm sâu nhất (20%). Trong khi đó, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Mỹ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay. Như vậy, về dài hạn cơ hội mở rộng thị

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu TCM của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công (Trang 50 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w