Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần đầu tư PV2 (Trang 47)

2.1.1. Tổng quan về công ty

2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

Địa chỉ: Số 1 Phạm Văn Bạch, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà nội

Điện thoại: 043 6273 2659 Fax: 043 6273 2668 Mã số thuế: 0102306389

Đơn vị trực thuộc: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát Triển PV1 tại Đồng Nai - Phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển PV1 (TP. HCM) – Số 135 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:

- Dịch vụ kinh doanh và đầu tư bất động sản. - Dịch vụ đầu tư tài chính.

Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 tiền thân là công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển PV1 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102306389 ngày 29 thánh 6 năm 2007 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được bổ sung các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần do các thay đổi về người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin chi nhánh và trụ sợ giao dịch. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 19 thánh 7 năm 2016.

Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 14: 373.500.000.000 đồng

2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Hoạt động chính của PVI Invest là đầu tư kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính. Dựa vào các thế mạnh là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), PVI Invest đã và đang từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bất động sản và thị trường tài chính trong nước với các khoản đầu tư đầy tiềm năng và hoạt động mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng.

- Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương

mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao, khu giải trí cao cấp, sân golf;

-Dịch vụ tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.

- Dịch vụ sinh hoạt giải trí: nhảy dù, đua thuyền, thể dục-thể thao trên bờ và dưới

nước;

- Ủy thác xuất nhập khẩu;

- Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc thiết bị; - Đại lý bảo hiểm;

- Khai thác và mua bán khoáng sản (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm); - Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch ( không bao gồm kinh

doanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường); - Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí;

- Khai thác các dịch vụ phục vụ khu đô thị, khu công nghiệp, bãi đỗ xe và các công trình công cộng;

- Xây dựng công trình biển, công trình dầu khí, công trình cảng hàng không, khu chế xuất, đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110 KV và các công trình hạ tầng kỹ thuật;

-Kinh doanh vận tải bằng ô tô : Vận tải khách theo tuyến cố định; Vận tải khách bằng xe taxi; Vận tải khách bằng xe bus; Vận tải khách theo hợp đồng; - -- Vận tải khách du lịch; Vận tải hàng hóa;

- Nghiên cứu chuyển giao và sản phẩm phần mềm công nghệ tin học viễn thông;

- Tư vấn đầu tư, Tư vấn cổ phần hóa, xác định lại giá trị doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ

doanh nghiệp (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế);

- Tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chiến lược truyền thông, môi giới xúc tiến thương mại, dịch vụ nghiên cứu phát triển thị trường (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính);

- Cho thuê tài sản;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;

- Tư vấn đầu tư (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính); -Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ vui chơi, giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).

- Sản xuất hóa chất cơ bản ( trừ loại hóa chất Nhà nước cấm); - Sản xuất phân bón (trừ loại Nhà nước cấm);

- Bán buôn phân bón, hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp (trừ loại hóa chất Nhà

nước cấm);

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; - Đóng tàu và cấu kiện nổi;

- Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải; - Bán buôn đồ dùng gia đình;

- Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông;

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị

ngoại vi);

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại

2.1.2. Tình hình kinh doanh của công ty

2.1.2.1. Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

Kết quả kinh doanh là một trong những mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà phân tích quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.1.1a.Bảng kết quả kinh doanh CTCP Đầu tư PV ( Đơn vị:nghìn đồng ) Kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và CCDV Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Lợi nhuận gộp về BH và CCDV

Lợi nhuận tài chính Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta có thể thấy năm 2018 để có 100 đồng doanh thu bán hàng thì công ty phải bỏ ra 218.59 đồng giá vốn hàng bán, 4.44 đồng chi phí tài chính. Năm 2019 để có 100 đồng doanh thu bán hàng thì công ty cần 90.90 đồng giá vốn bán hàng và 1.11 đồng chi phí tài chính. Đến năm 2020 để có 100 đồng

doanh thu mà chỉ cần 29.64 đồng giá vốn bán hàng. Từ đây có thể thấy để cùng đạt được 100 đồng doanh thu thuần, năm 2020 giá vốn giảm mạnh, chi phí cũng giảm. - Cứ 100 đồng doanh thu thuần nhưng không đem lại lợi nhuận, thậm chí còn giảm đến 195.85 đồng lợi nhuận gộp năm 2018, nhưng đến năm 2019 lại sinh ra được 9.10 đồng lợi nhuận gộp. Tại năm 2020, 100 đồng doanh thu đã đem lại 70.36 đồng lợi nhuận gộp. Điều này chứng tỏ sức sinh lời trên một đồng doanh thu bán hàng đã tăng dần them thời gian.

- Cùng với đó dễ dàng thấy được trong 100 đồng doanh thu bán hàng không sinh ra được lợi nhận sau thuế thậm chí còn bị mất đi 195.84 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2018, năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 22.89 đồng. Đến năm 2020 100 đồng doanh thu đã sinh ra 77.81 đồng lợi nhuận sau thuế, có thể thấy tại năm này hiệu quả kinh doanh của công ty đã cải thiện đáng kể

Kết luận: Như vậy có thể thấy năm 2018 doanh nghiệp không thu về được lợi nhuận và 2019 doanh nghiệp có lợi nhuận không cao nhưng đã tìm nguyên liệu đầu giá cả vào hợp lí hơn và liên tục đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu bán hàng, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Tuy vậy cũng cần nghiên cứu doanh thu tăng là do sản lượng sản phẩm bán ra tăng hay do doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán tăng nhiên nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán lại nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thì doanh nghiệp cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân là do giá cả hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu trên thị trường tăng hay là do trong khâu quản lý giá thành để từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

Biểu đồ 2.1.1b. Bảng chênh lệch chỉ số kết quả kinh doanh CTCP Đầu tư PV2

Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Lợi nhuận sau thuế

Tổng lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận khác

Lợi nhuận tài chính

Lợi nhuận gộp về BH và CCDV Giá vốn hàng bán

Doanh thu bán hàng và CCDV

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa vào BCTC của công ty PV2) Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy năm 2018 đến năm 2019 đầy biến động trong khi năm 2018 vẫn thu về doanh thu nhưng giá vốn hàng hóa cao dẫn đến lợi nhuận tụt giảm mạnh không thu về được lợi nhuận thậm chí còn thất thu. Sang đến năm 2019 giá vốn bán hang đã giảm gần một nửa, công ty đã thu về được lợi nhuận sau thuế là 4,896,043 nghìn đồng. Có thể thấy giá vốn hàng hóa hay nguyên vật liệu đầu vào quyết định một phần không nhỏ ảnh hướng đến doanh thu và lợi nhuận của một công ty. Đên năm 2020 doanh thu tăng lên không cao ( từ 21,310,231 nghìn đồng lên 21,686,114 nghìn đồng ) nhưng giá vốn hàng hóa tiếp tục giảm còn 6,427,180 nghìn đồng tương ứng giảm 66.82% so với năm 2019. Do đó lợi nhuận vẫn tăng, cụ thể là tăng lên 244% so với năm 2019 ( từ 4,896,043 nghìn đồng lên đến 16,873,553 nghìn đồng. Ở số liệu trên có thể thấy sức ảnh hưởng từ giá vốn hàng hóa là chủ yếu, tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn còn sự tác động nào khác dẫn đến sự biến động lợi nhuận không thì cần phải phân tích them để đưa ra kết luận.

2.1.2.2. Tải sản Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 đã có thay đổi tích cực từ năm 2018 đến năm 2020 nhưng liệu tài sản của công ty có tỷ lệ thuận với mức lợi nhuận không thì bảng dưới đây sẽ biểu hiện rõ vấn đề này.

Bảng 2.1.2. Bảng tài sản CTCP Đầu tư PV2 ( Đơn vị:nghìn đồng ) Tài sản Tổng tài sản lưu động ngắn hạn Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

Theo số liệu trên ta thấy tài sản của CTCP Đầu tư PV2 ngày càng tang. nhất là đến năm 2020 tổng tài sản lên đến 60.776.087 nghìn đồng. Nhưng đi kèm với đó là nợ ngắn hạn đều tăng từ năm 2018 đến năm 2020. Từ năm 2018 đến 2019 tổng nợ tăng mạnh đến 178.56 % ( từ 6.653.948 nghìn đồng lên đến 18.535.051 nghìn đồng ) và đến năm 2020 tăng 7.51% so với năm trước. tổng nợ lên đến 19.926.671 nghìn đồng. Song vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không nhiều. từ năm 2018 đến năm 2019 chỉ tăng 2.43% và đến năm 2020 vốn chủ sở hữu chỉ tăng 8.19% đạt 222.898.296 nghìn đồng. Có thể thấy ở giai đoạn 2019 – 2020 này CTCP Đầu tư PV2 có xu hướng vay vốn bên ngoài tang cao nhưng chủ yếu vẫn là vốn chủ sở hữu.

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dựng vốn

2.2.1.1. Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn a. Tính thanh khoản của các khoản phải thu

Từ báo cáo tài chính của công ty. ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2.1. Phân tích các khoản phải thu

( Đơn vị: nghìn đồng ) Chỉ tiêu I.Phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu khác Tổng các khoản phải thu

Theo kết quả phân tích trong bảng 2.1. trong giai đoạn năm 2018-2019. tổng các khoản phải thu tăng (4.996.457) nghìn đồng tương ứng 69.60%. Mức tăng này đều là do mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty tuy có tăng tương đối nhưng ở mức hơn trung bình. Ta đi vào xem xét các yếu tố cụ thể sau:

Phải thu của khách hàng tăng (2.309.220) nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10.16%. Mức tăng này ở mức thấp. thể hiện việc công ty tiếp tục chính sách chia sẻ khó khăn tài chính với khách hàng.

Trả trước cho người bán giảm so với năm 2018 là 30.62% (năm

2018 là 2.006.781 nghìn đồng. năm 2019 là 1.392.283.) nghìn đồng. Cho thấy Công ty đã giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn. Trong giai đoạn năm 2019-2020. tổng các khoản phải thu tăng mạnh 15.168.380 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 124.59%. Mức tăng này đều là do mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng trở lại. Có thể xem xét các nhân tố cụ thể như sau:

Phải thu của khách hàng giảm ( 2.706.885) nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10.82%. Mức giảm này ở mức thấp. thể hiện việc công ty vẫn chịu sự chiếm dụng vốn.

Trả trước cho người bán giảm so với năm 2019 tới 62.57% ( năm 2019 là 1.392.283 nghìn đồng. năm 2018 là 521.092 nghìn đồng). Cho thấy khả năng tài chính của Công ty rất vững mạnh và đã giảm sự chiếm dụng vốn. Để thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ. ta tính thêm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu như trong bảng 2.2.

Bảng 2.2.2 Phân tích tỷ suất liên quan đến khoản phải thu

(Đơn vị: nghìn đồng ) Chỉ tiêu 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 2. Tài sản ngắn hạn 3. Tỷ lệ phải thu NH/TSNH

Theo bảng 2.2 ta thấy. tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn năm 2019 tăng 27.2% so với năm 2018. do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn lại thấp hơn so với tốc độ

2019 là 69.60% so với năm 2019. trong khi tốc độ tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2018 là 33.2%.

Tiếp tục đà tăng trưởng giai đoạn 2019 - 2020 tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn tăng 116%. Điều này xảy ra do tốc dộ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn ( tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn là 124.58%. trong khi tốc độ tài sản ngắn hạn tăng so với 2019 là 3.6%).

Từ kết quả phân tích trên. thì tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn trong 3 năm khá ổn định. Tuy nhiên. tỷ lệ chiếm dụng vốn khá cao công ty cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ. Ngoài chỉ tiêu nói trên. dựa vào báo cáo tài chính của công ty. tiến hành phân tích thêm chỉ tiêu số vòng luân chuyển khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu để có cái nhìn chính xác về tính thanh khoản của các khoản phải thu của Công ty. ta có bảng phân tích tính thanh khoản của các khoản phải thu như sau:

Bảng 2.2.3. Phân tích tính thanh khoản của các khoản phải thu

(Đơn vị: nghìn đồng )

1. Doanh thu thuần 2. Khoản phải thu đầu kỳ

3. Khoản phải thu cuối kỳ

4. Khoản phải thu bình quân

5. Số vòng quay

khoản phải thu (vòng)=(1)/(4)

6. Kỳ thu tiền bình quân

(360/ngày)=360/(5)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa vào BCTC của công ty PV2) Dựa vào Bảng 2.3 ta thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng tăng từ 1.51 vòng năm 2018 lên 2.20 vòng năm 2019 tương ứng tỷ lệ tăng 45.75%và kỳ thu tiền giảm 74.79 ngày. Như vậy với kết quả phân tích thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng của Công ty giảm đáng kể. nó thể hiện khả năng thu hồi công nợ của Công ty giảm trong năm 2019.

Trong khi đó. sang giai đoạn 2019 - 2020. tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng giảm 50.16% thành 1.09 vòng năm 2020 và kỳ thu tiền tăng mạnh 164.55 ngày tương ứng tỷ lệ tăng 100.65% nên kỳ thu tiền năm 2020 tăng lên thành 328.01

ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng đã phục hồi lại so với năm 2018.

b. Tính thanh khoản của hàng tồn kho

Cũng như các khoản phải thu. hàng tồn kho cũng là một trong hai khoản mục

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần đầu tư PV2 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w