5. Kết cấu khóa luận
3.4.2 Đối với công ty
Một là, công ty cần đầu tư nâng cao kiến thức của nhân viên về luật pháp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực vận tải, song song là đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, đáp ứng khả năng chính xác trong đàm phán hợp đồng với khách hàng cũng như đáp ứng việc giao dịch, lập thủ tục và chứng từ nghiệp vụ.
Hai là, nắm bắt nhanh xu hướng, sử dụng phầm mềm điện tử để giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, đem lại năng suất cao và giảm thiểu chi phí. Công nghệ không phải là yếu tố quyết định nhưng nó là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Ba là, đầu tư nấng cấp phương tiện vận tải, các thiết bị tháo dỡ sẽ góp phần rất lớn trong khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tránh rủi ro.
Bốn là, hiện nay do về năng lực các công ty Việt Nam luôn làm chủ yếu dùng điều kiện FOB và CIF trong incoterms 2020, điều này khiến khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế bị giảm. Nếu chủ động trong việc thuê tàu và đàm phán công ty sẽ chủ động hơn trong các chi phí.
KẾT LUẬN
Việt Nam là quốc gia mà Logistics là một ngành còn nhiều mới mẻ và có nhiều tiềm năng, nó đem lại cho nền kinh tế quốc gia những lợi ích to lớn. Với những điều kiện thuận lợi rất tốt để phát triển dịch vụ nhưng thực trạng Logistics tại Việt Nam còn có rất nhiều thách thức và khó khăn. Đối diện với những khó khăn và thách thức đó, công ty cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế Lacco đã có những cố gắng để có thể phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất. Điểm đặc biệt nhất trong công ty là việc đáp ứng đa dạng các loại dịch vụ và thêm vào đó là khả năng đáp ứng cả về việc cho thuê kho bãi của công ty. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kiến thức cả về trình độ lẫn chuyên môn đã giúp công ty hoạt động chuyên nghiệp và uy tín. Ngoài ra, công ty có khả năng tìm ra những cơ hội từ môi trường đặc biệt là môi trường quốc tế để trau dồi kiến thức cũng như cải thiện khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của mình ra thị trường nước ngoài. Công ty còn có nhưng biện pháp cải thiện tình hình hoạt động thường xuyên, luôn thay đổi theo thị trường, nắm bắt được thông tin thị trường một cách rõ ràng. Nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đã giúp công ty có kinh nghiệm đối phó với không những dịch bệnh mà còn tận dụng được nhiều cơ hội từ dịch bệnh Covid hiện nay. Đối với việc cạnh tranh quốc tế, công ty vẫn còn nhiều những hạn chế và khó khăn về cả công nghệ, quy mô và chi phí. Chính vì vậy, nhà nước cũng như doanh nghiệp cần nhìn nhận tiềm năng thị trường, tạo điều kiện để ngành phát triển mạnh mẽ. Từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời để tồn tại cũng như cạnh tranh hông chỉ tốt ở trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường quốc tế, cạnh tranh với đội tàu biển quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, https://lacco.com.vn.
2, https://www.facebook.com/lacco.com.vn.
3, Báo cáo logictics Việt Nam 2020.
4, Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. 5, Tổng cục Hải Quan.
6, Cục hàng hải Việt Nam.
7, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-dich-vu- logistics-o-viet-nam-trong-boi-canh-kinh-te-so-331297.html .
8, Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải Quốc tế Lacco.
9, http://logistics.gov.vn/nganh-hangthi-truong/bao-cao-van-tai-hang-hai- toan-cau-nam-2019-va-2020.
10, Thư viện số Học viện Chính sách và Phát triển.