Tăng cường giám sát, kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 58 - 61)

Việc kiểm tra, kiểm soát RRTD giúp phòng chống và kiểm soát tốt các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng đồng thời cũng đảm bảo các quy trình, hoạt động của các bộ phận, cá nhân diễn ra đúng quy định, tuân thủ pháp luật đảm bảo an toàn và có hiệu quả.

RRTD cần phải được theo dõi theo từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục, theo dõi theo hệ thống và cần xử lý ngay khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát tốt việc quản trị RRTD trước, trong và sau khi cho vay. Để

nâng cao chất lượng giám sát, kiểm soát RRTD có thể áp dụng một số giải pháp như sau:

Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm toán nội bộ. Khi cung cấp các sản phẩm tín dụng cần có sự phân rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ trong ngân hàng đối với các dự án, phương án. Bên cạnh đó xác minh và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động.

Duy trì tần suất kiểm tra việc sử dụng vốn vay (1 tháng/ lần với các khoản vay ngắn hạn, 2-3 tháng/ lần với các khoản vay TDH). Bên cạnh đó cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cũng cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Cán bộ quản lý khách hàng cũng cần có sự theo dõi sát sao dòng tiền của khách hàng cũng như hiện trạng củaTSĐB, có bất cứ biến động nào xảy ra cũng cần có sự đánh giá theo dõi nhằm tránh những phát sinh tiêu cực có thể xảy ra.

3.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Mục tiêu của MB là hướng tới đo lường và quản trị RRTD theo hướng lượng hóa với mức chính xác cao thay vì đánh giá định tính nhiều như hiện nay. Để làm được như vậy thì công nghệ thông tin đóng vai trò làm nòng cốt, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các nghiệp vụ và ứng dụng quản trị. Xu hướng phát triển mạnh mẽ CNTT đã đem lại những cơ hội mới cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng đem lại không ít thách thức cho các nhà quản trị. Đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ ngân hàng tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số. Đặc biệt trong công tác quản trị RRTD CNTT giúp cho việc tổng

hợp thông tin,lượng hóa, phân tích, đánh giá khách hàng trở nên chính xác từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để phát triển CNTT có thể áp dụng một số giải pháp như:

Ứng dụng công nghệ mới thông qua việc tích hợp, phát triển phần mềm, thiết kế hệ thống, phát triển quy trình và đặc biệt là thay đổi tư duy về dịch vụ khách hàng truyền thống là một trong những nỗ lực mà NH đang hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng ngân hàng số với những trải nghiệm về công nghệ, sự tiện dụng, tiện lợi và bảo mật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng nên tiếp tục đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ cũng như tạo hiệu quả trong việc quản trị rủi ro.

Để tạo nền tảng cho ngân hàng số,phát triển CNTT trong việc quản trị RRTD ngân hàng cần tổ chức bộ máy, cách thức quản lý chiến lược ngân hàng số, phát triển nguồn nhân lực phù hợp, có kế hoạch quản lý rủi ro an ninh mạng, phân loại khách hàng để dễ quản lý.

3.2.5. Chủ động ứng phó rủi ro tín dụng

Chủ động ứng phó với RRTD là biện pháp quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng . Để đảm bảo việc chủ động ứng phó RRTD đạt hiệu quả cao cần:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đây là biện pháp hữu hiệu, chủ động nhất giúp phân tán RRTD. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau.

Các dự án cho vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các món vay ngắn hạn, vay theo thời vụ. Cho vay ngoại tệ sẽ phải gánh thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các khoản vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhưng rủi ro lại cao hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì vậy ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Việc đa dạng hóa phải được áp

dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm, loại tiền, mức cho vay, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Tránh cho vay quá tập trung vào một ngành nghề, lĩnh vực, hay một khách hàng,luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.

Thực hiện xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.

Cần đa dạng hóa danh mục cho vay theo thời hạn, đảm bảo sự cân đối vốn giữa cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo dự phát triển bền vững và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Tránh việc cho vay nhập khẩu đối với các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng trong nước sản xuất được. Chỉ cho vay nhập khẩu đối với các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng trong nước không sản xuất được, đảm bảo phương án dự án kinh doanh của khách hàng là khả thi, việc thu hồi vốn vay được đảm bảo.

Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay…

Khi khách hàng vay vốn mua bảo hiểm tín dụng thì trong trường hợp khách hàng phá sản , chết…. không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả thay khách hàng.

Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w