Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 61 - 64)

định chính là một khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho vay của CBTD. Việc thẩm định tốt khách hàng sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu mức thấp

nhất của các khoản nợ xấu, giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, CBTD cần lưu ý một số điểm :

Lựa chọn phương án thẩm định phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề, lĩnh vực. Với những dự án mới, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn phương pháp dự báo, với những dự án quen thuộc thì có thể lựa chọn phương pháp thẩm định theo trình tự theo quy trình thẩm định do MB ban hành. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định có thể kết hợp nhiều phương pháp thẩm định khách hàng để có đưa ra được kết quả đúng nhất, đặc biệt cán bộ thẩm định cũng cần tránh việc đưa tình cảm cá nhân, hay câu nệ quan hệ thân quen mà chủ quan, lỏng lẻo trong việc thẩm định khách hàng.

Các cán bộ thẩm định cần xác định đầy đủ chính xác về: Năng lực pháp lý của khách hàng, hiệu quả của phương án/ dự án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, thời gian thu hồi vốn của phương án/ dự án, phân tích những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài tác động đến phương án của khách hàng, thẩm định về uy tín của khách hàng,đánh giá chi tiết đầy đủ về TSĐB của khách hàng.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc đầu tư, phát triển và áp dụng các các công nghệ, phần mềm tiên tiến trong việc thẩm định nhằm đảm bảo công tác thẩm định được tính toán nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, công tác thẩm định đòi hỏi việc cán bộ thẩm định cần phải tổng hợp phân tích và có kiến thức thực trạng của nhiều lĩnh vực,phải nắm bắt được các thông tin, diễn biến các vấn đề đang diễn ra đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng , nắm bắt các chỉ số kinh tế, các chính sách pháp luật.

3.2.7. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên và hạn chế rủi ro đạo đức

Trong bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng thì con người luôn đóng vai trò then chốt, đặc biệt là trong công tác quản trị RRTD thì yếu tố con người đóng vai trò

vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua các khía cạnh: năng lực làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và đạo đức nghề nghiệp.Để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị RRTD nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên các khía cạnh đó

.Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản trị RRTD ta cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp:

Trong công tác tuyển chọn cán bộ nên ưu tiên các cán bộ được đào tạo bài bản trong lĩnh vực ngân hàng, hay thậm chí là các cán bộ được đào tạo chuyên ngành ở trong và ngoài nước riêng về lĩnh vực quản trị rủi ro, các cán bộ từng được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn và đạo tạo như vậy sẽ giúp cho công tác quản trị RRTD có thể được nhìn nhận đúng bản chất, độ chính xác cao hơn, hiệu quả tốt hơn.

Sử dụng chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản lý RRTD làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh và trong việc phổ cập kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ về rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó,cũng cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn CBTD cụ thể như: có trình độ ngoại ngữ, tin học giúp ích trong việc nghiên cứu tài liệu chuyên môn, thẩm định phân tích dự án…,có kỹ năng giao tiếp và thu thập xử lý thông tin, có phẩm chất đạo đức tốt,…Đối với các cán bộ chưa đạt chuẩn cần tiến hành đào tạo, đào tạo lại đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ.

Mở rộng đội ngũ nhân sự quản trị RRTD: chi nhánh cần đảm bảo số lượng CBTD đáp ứng đủ khối lượng công việc của bộ phận quản trị RRTD. Nếu chi nhánh có quá ít nhân sự trong công tác quản trị RRTD dễ dấn đến việc mỗi CBTD phải quản lý quá nhiều khách hàng khác nhau từ đó không theo sát được tình hình diễn biến của từng khách hàng, không những gây khó khăn trong việc đánh giá, báo cáo và quản lý rủi ro, không đảm bảo công việc mà còn gây nên áp lực rất lớn cho CBTD. CHính vì vậy việc mở rộng đội ngũ nhân sự quản trị RRTD là rất cần thiết.

Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế tổng hợp, kiến thức pháp luật cho CBTD nói chung và cán bộ quản trị RRTD nói riêng đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện chuyên môn hóa CBTD trên từng lĩnh vực bởi thực tế có thể thấy một CBTD khó có thể am hiểu tường tận về toàn bộ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cảu khách hàng chính vì vậy việc phân công công việc theo đối tượng sẽ giúp công tác tìm hiểu,phân tích khách hàng được chính xác hơn từ đó giảm thiểu được RRTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w