Kiến nghị đốivới Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 65)

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Nhà nước với chức năng là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Do đó Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phải kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Công tác thanh tra tín dụng cần thực hiện thường xuyên, liên tục và nâng cao trình độ đỗi ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện, xử lý kịp thời các sai xót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng….

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng: để tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho các cán bộ Ngân hàng khi xem xét các khoản tín dụng trên cơ sở tổng hợp các văn bản hiện hành,sửa đổi và bổ sung các văn bản mới phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác tình hình khách hàng. Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý đối với TCTD không thực hiện đúng quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch, che dấu hoặc gây nhiễu thông tin đảm bảo độ tin cậy và lượng thông tin đáp ứng việc tra cứu và thống kê từ đó đưa ra các cảnh báo sớm cho ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội

Sự cạnh tranh giữa các TCTD diễn ra ngày càng gay gắt, để phát triển cũng như nâng cao chất lượng quản trị RRTD của ngân hàng thì có một số biện pháp cụ thể cho Ngân hàng TMCP Quân Đội như sau:

Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 cần lấy việc phát triển công nghệ thông tin làm nòng cốt. MB nên nhanh chóng đầu tư và triển khai dự án hiện đại hóa

công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán trên toàn quốc. Việc tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin khách hàng giữa các chi nhánh cần đảm bảo nhanh chóng,thường xuyên được cập nhật, tránh tình trạng đầu tư vượt quá khả năng thanh toán của một khách hàng, một nhóm khách hàng, dẫn đến rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay. Cùng với đó luôn bổ sung cập nhật những công nghệ Ngân hàng mới áp dụng cho toàn hệ thống các Chi nhánh.

Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng theo hướng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng đồng thời giảm thời gian và thủ tục xét duyệt tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng của MB.

Xây dựng chính sách khách hàng đa dạng, hướng đến nhiều loại hình khách hàng khác nhau nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro

Xây dựng khung đánh giá đầy đủ chi tiết về RRTD đặc thù của khách hàng theo từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đảm bảo cho công tác đánh giá, phân tích của CBTD về mức độ rủi ro khi cho khách hàng vay là chính xác, đạt hiệu quả.

Cần tăng cường đào tạo và quản lí nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, bên cạnh đó cũng cần tiếp tục xây dựng và có những chính sách, đãi ngộ hợp lý, hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân đối với nguồn nhân lực giỏi, có năng lực.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là cầu nối trung gian tài chính từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, là hoạt động truyền thống và chủ yếu của các NHTM, đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì đây vừa là cơ hội để các NHTM phát triển song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, thách thức trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vẫn đề cấp bách không chỉ của MB Đông Anh mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực và kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để khóa luận được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB Đông Anh năm 2018,2019,2020

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, “ Giáo trình Ngân hàng thương mại”, NXB

Đại Học Kinh tế Quốc dân, năm 2013

3. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

4. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các NH.

5. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

6. Thông tư 02/2013 - Ngân hàng Nhà nước, ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (27/8/1999), Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN về giới hạn cho vay đối với một khách hàng của TCTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đông anh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w